Tin tức

Phương pháp chẩn đoán xoắn buồng trứng phổ biến hiện nay

Ngày 18/04/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xoắn buồng trứng là bệnh lý khá thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản, khi buồng trứng bị lật và co lại ảnh hưởng đến lưu thông máu, nguy hiểm hơn dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm độc mô buồng trứng. Chẩn đoán xoắn buồng trứng sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa biến chứng. Vậy chẩn đoán căn bệnh này như thế nào?

1. Tìm hiểu về chứng xoắn buồng trứng

Xoắn buồng trứng xảy ra khi các mô của buồng trứng bị xoắn lại khiến dây chằng giữ chúng bị kéo căng. Tình trạng này có thể khiến mạch máu cung cấp bị ảnh hưởng, thậm chí mất nguồn máu đến buồng trứng, vòi trứng hoàn toàn. 

Xoắn buồng trứng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Xoắn buồng trứng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

Xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất là độ tuổi sinh sản của phụ nữ từ 20 - 40 tuổi. Vị trí thường xảy ra xoắn buồng trứng nhất là phần ống dẫn trứng và vòi trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người bệnh nếu không điều trị tốt.

Ngoài tuổi tác, xoắn buồng trứng còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như:

  • Có khối u nang buồng trứng, có thể là u nang bì, u nang đơn thuần hoặc u nang xuất huyết. Kích thước của khối u càng lớn thì khả năng bị xoắn buồng trứng càng cao.

  • Người từng kích thích buồng trứng để hỗ trợ sinh sản, tính đúng ngày trứng rụng.

  • Người có tiền sử phẫu thuật vùng chậu hông, vùng tiểu khung,… có thể cũng ảnh hưởng tới buồng trứng.

  • Các hoạt động làm tăng áp lực ổ bụng như vận động thể thao mạnh, ho, nôn,…

Xoắn buồng trứng thường gặp ở người mắc u nang buồng trứng

Xoắn buồng trứng thường gặp ở người mắc u nang buồng trứng

Tùy vào mức độ, vị trí và tần suất xoắn mà người bệnh bị xoắn buồng trứng có thể không có nhiều triệu chứng bệnh. Thường khi triệu chứng bệnh rõ ràng như đau nhói vùng bụng dưới, buồn nôn, sốt cao,… thì bệnh đã biến chứng gây hoại tử buồng trứng, viêm phúc mạc hay áp xe vùng chậu hông.

Hơn nữa, nhiều trường hợp chẩn đoán nhầm xoắn buồng trứng sang các bệnh lý khác cũng là nguyên nhân dẫn đến can thiệp điều trị bệnh chậm trễ, người bệnh phải đối mặt với biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản sau này.

2. Chẩn đoán xoắn buồng trứng như thế nào?

Chẩn đoán xoắn buồng trứng trước hết dựa trên triệu chứng lâm sàng, sau đó là các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng. Các trường hợp cấp cứu do biến chứng nặng cần chẩn đoán nhanh chóng bằng thăm khám và xét nghiệm để can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng ở mức tối đa.

2.1. Chẩn đoán xoắn buồng trứng dựa trên triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng xoắn buồng trứng giai đoạn nhẹ thường không rõ ràng, đa dạng và dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Khi mức độ xoắn buồng trứng nặng, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:

Buồn nôn và nôn dữ dội

Có đến 47 - 70% trường hợp bị xoắn buồng trứng gặp tình trạng buồn nôn, nôn dữ dội. Song triệu chứng này dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý đường tiêu hóa như: dạ dày, thực quản, tiết niệu hay đại tràng.

Xoắn buồng trứng gây đau dữ dội vùng chậu, bụng là dấu hiệu nguy hiểm

Xoắn buồng trứng gây đau dữ dội vùng chậu, bụng là dấu hiệu nguy hiểm

Đau dữ dội vùng bụng, chậu

Xoắn buồng trứng thường gây đau dữ dội ở vùng chậu bên phải, cơn đau xảy ra liên tục hoặc từng cơn. Nhiều người bệnh khi bị đau nghiêm trọng đã tìm đến thuốc giảm đau, tuy nhiên cơn đau này thường không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Khi đó, cần can thiệp tháo xoắn buồng trứng hoặc khi buồng trứng tự tháo xoắn thì cơn đau mới có thể dịu đi.

Sốt

Sốt thường xuất hiện khi xoắn buồng trứng đã tiến đến giai đoạn muộn, biến chứng nhiễm trùng nặng và lan sang các cơ quan khác của cơ thể.

Triệu chứng bị chèn ép

Xoắn buồng trứng gây sưng, viêm có thể chèn ép vào các cơ quan tiêu hóa, tiết niệu gây táo bón, tiểu khó. Nhiều phụ nữ mắc bệnh cũng gặp tình trạng phù chi dưới do ảnh hưởng của bệnh xoắn buồng trứng.

2.2. Chẩn đoán xoắn buồng trứng dựa trên xét nghiệm cận lâm sàng

Siêu âm là phương pháp thường được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán xoắn buồng trứng do thực hiện nhanh, phát hiện tốt bệnh và chi phí thấp. Đặc biệt trong các trường hợp cấp cứu nghi ngờ do xoắn buồng trứng biến chứng, có thể siêu âm chẩn đoán bệnh ngay để can thiệp kịp thời. 

Trên hình ảnh siêu âm, xoắn buồng trứng sẽ thể hiện ở tình trạng buồng trứng sưng to, chèn lên trên tử cung cùng các nang noãn phù nề. Kiểm tra tín hiệu mạch máu của buồng trứng có thể thấy giảm hoặc mất hoàn toàn.

 Siêu âm được dùng phổ biến để chẩn đoán xoắn buồng trứng

 Siêu âm được dùng phổ biến để chẩn đoán xoắn buồng trứng

Ngoài siêu âm, nhiều trường hợp cần chẩn đoán chi tiết hơn xoắn buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm cận lâm sàng khác như:

  • Chụp cắt lớp vi tính.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để chẩn đoán nhiễm trùng.

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để phân biệt xoắn buồng trứng với các bệnh khác dễ gây nhầm lẫn như: thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa, áp xe buồng trứng,…

Qua các xét nghiệm trên, có thể chẩn đoán xoắn buồng trứng chính xác, từ đó giúp bác sĩ xem xét can thiệp và phẫu thuật hiệu quả.

3. Điều trị xoắn buồng trứng như thế nào?

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị xoắn buồng trứng, tùy vào mức độ bệnh qua thông tin chẩn đoán mà bác sĩ sẽ tư vấn phẫu thuật nội soi hay mổ mở thích hợp. Mục đích của phẫu thuật là tháo xoắn buồng trứng, cố gắng bảo tồn lượng lớn nhất và đưa buồng trứng về đúng vị trí. Nếu xoắn buồng trứng nhẹ, được can thiệp kịp thời thì buồng trứng vẫn có thể hồi phục và người bệnh có thể mang thai sinh con bình thường.

Tuy nhiên với trường hợp xoắn buồng trứng nặng, có dấu hiệu hoại tử không thể hồi phục, sẽ phải phẫu thuật loại bỏ buồng trứng để ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như bảo vệ tính mạng của người bệnh.

 Xoắn buồng trứng gây hoại tử nặng sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ

 Xoắn buồng trứng gây hoại tử nặng sẽ cần phẫu thuật cắt bỏ

Như vậy, các xét nghiệm chẩn đoán xoắn buồng trứng sẽ được thực hiện khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ hoặc qua thăm khám nghi ngờ mắc bệnh. Bệnh có thể tiến triển nhanh và nguy hiểm, do đó không nên chủ quan nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh như trên. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ