Tin tức
Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh chàm da eczema hiệu quả nhất
- 21/05/2021 | Bệnh chàm có lây không và những điều bạn cần biết
- 24/09/2020 | Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh Eczema
- 06/01/2022 | Trẻ bị chàm ở má - Top 5 câu hỏi thường gặp nhất!
1. Phương pháp điều trị bệnh chàm da eczema
Một số phương pháp điều trị bệnh chàm da eczema:
Chàm là bệnh ngoài da khá phổ biến
-
Bôi kem và thuốc mỡ theo hướng dẫn của bác sĩ
Để điều trị căn bệnh này, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc bôi da như thuốc Corticosteroid hay thuốc ức chế calcineurin. Tuy nhiên, thuốc calcineurin có nguy cơ cao gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thông thường phương pháp này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả.
-
Thuốc sinh học
Ở các trường hợp mắc bệnh chàm, hệ miễn dịch thường rất nhạy cảm và thường có phản ứng gây kích hoạt tế bào da khi không có yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể và cuối cùng là gây ra những biểu hiện bệnh. Sử dụng các loại thuốc sinh học sẽ có thể giúp bệnh nhân kiểm soát phản ứng của hệ thống miễn dịch. Hiện nay, loại thuốc sinh học được phê duyệt để điều trị bệnh chàm là Dupilumab.
-
Thuốc kháng histamin
Đối với những trường hợp bệnh nhân bị ngứa nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, loại thuốc này thường mang đến tác dụng phụ là gây buồn ngủ vì thế, bạn nên sử dụng thuốc vào ban đêm.
Bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
- Kháng sinh
Loại thuốc này không có tác dụng điều trị bệnh chàm mà có tác dụng điều trị các loại nhiễm trùng kèm theo. Nguyên nhân vì da của người bệnh thường bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và nếu không biết chăm sóc đúng cách, có thể gây nhiễm trùng. Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ dẫn của các bác sĩ.
-
Băng ướt
Phương pháp này có thể áp dụng đối với bệnh nhân bị bệnh ở mức độ trung bình đến mức độ nặng. Cách thực hiện như sau: Cho thuốc corticosteroid vào băng rồi dán vào vùng da bị chàm trong khoảng vài giờ. Phương pháp này nên được các bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực hiện.
-
Liệu pháp ánh sáng(quang học)
Phương pháp thực hiện như sau: Các bác sĩ sẽ sử dụng tia sáng đặc biệt, có thể là loại tia cực tím B hoặc một số loại tia khác để chiếu vào da, giúp cải thiện những tổn thương ở da. Mỗi lần chiếu tia sẽ kéo dài khoảng vài phút và cần 2-3 lần điều trị/tuần, thực hiện liên tục trong khoảng từ 1 đến 2 tháng. Phương pháp này tuy có thể giúp cải thiện bệnh nhưng lại có thể làm tăng nguy cơ lão hóa da và ung thư da. Do đó cần cân nhắc trước khi điều trị.
-
Kiểm soát căng thẳng
Một trong những yếu tố phổ biến gây bùng phát bệnh chàm chính là sự căng thẳng. Do đó, người bệnh cần kiểm soát căng thẳng tốt, luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan để bệnh sớm được cải thiện.
Một số phương pháp kiểm soát căng thẳng khá hiệu quả đó là thiền, tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách,… Hãy áp dụng một phương pháp phù hợp nhất với mình. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý nên duy trì thực hiện trong một thời gian dài để đạt được hiệu quả tối đa nhất. Tinh thần lạc quan, thoải mái cũng là bí quyết giúp bạn phòng tránh nhiều loại bệnh tật.
2. Phương pháp phòng ngừa bệnh chàm da eczema
Để phòng ngừa bệnh chàm da eczema bạn cần lưu ý những điều sau:
Tránh tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa
-
Nên tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh
Một số yếu tố có thể gây kích hoạt những triệu chứng bệnh chàm mà bạn nên tránh như:
+ Các tác nhân gây dị ứng như da động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,…
+ Một số loại món ăn dễ gây dị ứng, đặc biệt là các loại hải sản,…
+ Các loại chất tẩy rửa, sản phẩm thuốc nhuộm tóc, nước hoa,..
+ Nhiệt độ cao.
+ Các loại vải dễ gây ngứa.
+ Khói thuốc lá.
+ Đổ mồ hôi nhiều.
+ Căng thẳng.
-
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Nếu biết cách vệ sinh cơ thể, bạn sẽ có thể phòng bệnh rất hiệu quả. Do đó, cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Nên tắm 1 lần/ngày và mỗi lần không nên quá 15p.
+ Không tắm bằng nước nóng mà chỉ nên tắm bằng nước ấm.
+ Chỉ nên sử dụng loại xà phòng có tính dịu nhẹ, không dùng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
+ Không dùng khăn lau chà quá mạnh lên người mà nên sử dụng khăn mềm và lau nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương.
+ Nên tắm buổi tối để da được giữ ẩm tốt hơn.
Nếu triệu chứng bệnh kéo dài nên đi khám để được điều trị kịp thời
-
Lưu ý đến vấn đề dưỡng ẩm cho da
Cấp ẩm cho da đúng cách cũng chính là một phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về loại thuốc dưỡng ẩm phù hợp cho da. Khi thoa kem dưỡng ẩm nên thoa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
Ngoài những phương pháp trên, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn những trang phục mềm mại để giảm ma sát giữa da và quần áo. Nên lựa chọn chất liệu cotton thay vì len, dạ hay một số loại chất liệu dễ gây ngứa khác, đặc biệt nên mặc những loại quần áo rộng rãi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế gãi ngứa để phòng ngừa nguy cơ gây viêm loét dẫn đến nhiễm trùng.
Trên đây là một số phương pháp điều trị và phòng bệnh chàm da eczema mà bạn có thể tham khảo. Những bệnh về da tuy lành tính nhưng lại có thể gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có nguy cơ gây nhiễm trùng. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ bệnh và muốn đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia hàng đầu về Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!