Tin tức
Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp là gì?
Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp là gì?
Xã hội hiện đại với áp lực công việc cùng thói quen sống ít vận động là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về xương khớp. Vậy làm cách nào để hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả, đảm bảo ổn định sức khỏe hệ xương, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết.
1. Nguyên nhân và triệu chứng nhận diện các vấn đề xương khớp
1.1. Nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về xương khớp
Hầu hết các vấn đề xương khớp đều bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
- Quá trình lão hóa
Sự gia tăng về tuổi tác kéo theo quá trình hao mòn tự nhiên của xương và sụn. Kết quả là độ đàn hồi và khả năng bôi trơn của khớp ngày càng suy giảm. Đây chính là nguyên nhân gây sưng đau khớp.
- Chấn thương
Va chạm đột ngột hay bất cứ tác động ngoại lực nào cũng có thể làm tổn thương sụn, gây mất cân bằng cấu trúc khớp.
- Bệnh viêm khớp
Đây là bệnh lý thường gặp, có thể gây sưng và đau ở bất cứ khớp nào trên cơ thể. Theo thời gian, càng ngày mức độ đau, cứng khớp sẽ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động.
Vấn đề xương khớp có thể xuất phát từ chấn thương trong hoạt động thường ngày
1.2. Triệu chứng chung thường gặp ở các bệnh lý xương khớp
Mỗi
bệnh lý xương khớp sẽ có những đặc trưng riêng nhưng hầu hết các trường hợp sẽ
gặp triệu chứng:
- Đau nhức và sưng khớp, đau có xu hướng tăng khi thực hiện các hoạt động vận
động.
- Khả năng linh hoạt và chịu đựng trọng lượng của khớp suy giảm.
- Khi cử động, khớp phát ra tiếng kêu lạo xạo.
- Khả năng vận động bị hạn chế.
2. Phương pháp hỗ trợ điều trị xương khớp thường dùng
Mỗi vấn đề về xương khớp sẽ được bác sĩ cân nhắc đưa ra phương pháp điều trị khác nhau dựa trên nguyên nhân gây ra và mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp hỗ trợ điều trị thường được dùng với phần lớn trường hợp mắc bệnh:
2.1. Tập luyện và vận động
Tập luyện đều đặn và vừa sức là một phần quan trọng của quá trình hỗ trợ điều trị xương khớp. Các bài tập như đạp xe, bơi lội hoặc yoga có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng linh hoạt cho khớp.
Cần lưu ý rằng, chương trình tập luyện nên được tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa, dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Trường hợp đặc biệt cần tập luyện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
2.2. Bổ sung dinh dưỡng
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng rất cần thiết để duy trì sức khỏe xương khớp. Vì thế, để hỗ trợ điều trị các vấn đề xương khớp, người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, chế phẩm làm từ sữa, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành,... để củng cố sự vững chắc cho xương.
Ngoài ra, vitamin D cũng là yếu tố cần cho quá trình hấp thụ canxi. Có thể bổ sung vitamin D từ các thực phẩm như: trứng, cá hồi, sò, nấm,...
Thực phẩm giàu vitamin D và canxi giúp tăng hiệu quả điều trị xương khớp
2.3. Vật lý trị liệu
Thực hiện vật lý trị liệu dưới sự hỗ trợ và giám sát của chuyên gia có ý nghĩa tích cực trong việc cải thiện tình trạng hạn chế vận động do các vấn đề về xương khớp gây ra. Những kỹ thuật thực hiện từ các bài tập này giúp cải thiện khả năng chịu đựng, giảm đau và tăng cường sự linh hoạt của khớp.
2.4. Chườm nóng hoặc lạnh
Đây là liệu pháp dùng nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm sưng đau ở khu vực khớp. Việc dùng túi chườm lạnh có tác dụng giảm sưng, còn túi chườm nóng lại giúp giảm đau cho khớp. Người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết trường hợp của mình nên chườm nóng hay chườm lạnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
3. Phương pháp phòng ngừa các bệnh lý xương khớp
Để không phải lo lắng tìm cách điều trị xương khớp, ngay từ lúc này, mỗi cá nhân nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Khám bác sĩ định kỳ giúp điều trị kịp thời các bệnh lý xương khớp
- Chế độ ăn uống cân đối và cân nặng lý tưởng
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin D và canxi để duy trì sức khỏe xương khớp; thì chế độ ăn cân đối rất cần để đảm bảo duy trì trọng lượng cơ thể. Béo phì, thừa cân do chế độ ăn vô tình tạo thêm áp lực về trọng lượng dồn lên các khớp và tăng nguy cơ tổn thương khớp.
- Tập luyện đều và vừa sức
Duy trì chế độ luyện tập phù hợp cũng rất cần cho sự khỏe mạnh của khớp. Đây cũng là cách duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện sức mạnh cơ bắp và tăng độ linh hoạt của khớp.
- Tránh cố định tư thế trong thời gian dài
Ngồi hoặc đứng ở tư thế cố định quá lâu có thể gây căng thẳng cho khớp. Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng lâu, hãy thực hiện các động tác thư giãn, vận động khớp.
- Giữ tư thế đúng
Duy trì tư thế đúng trong mọi hoạt động sẽ giúp bảo vệ khớp và cột sống. Nếu quá trình đi lại, làm việc bị sai tư thế thì rất dễ tạo gánh nặng và khiến xương khớp bị tổn thương.
- Kiểm tra xương khớp định kỳ
Kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ với bác sĩ chuyên khoa là biện pháp phòng ngừa và điều trị xương khớp hiệu quả ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường.
Vấn đề xương khớp ở mỗi người không giống nhau. Vì thế, nếu có dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe hệ xương khớp đang bị đe dọa, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các kiểm tra giúp đánh giá đúng tình trạng bệnh.
Chỉ khi được thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết, người bệnh mới biết được thực trạng của mình và tìm được phương pháp điều trị xương khớp tối ưu.
Mọi thắc mắc liên quan đến các bệnh lý xương khớp, quý khách hàng có thể chia sẻ qua hotline 1900 56 56 56 để nhận được thông tin giải đáp xác đáng về vấn đề liên quan từ tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!