Tin tức
Quả óc chó - vua dinh dưỡng cho sức khỏe
- 03/01/2023 | La hán quả và những lợi ích với sức khỏe
- 29/12/2022 | Quả bầu và những giá trị sức khỏe không nên bỏ qua
- 04/01/2023 | Quả sim - dược liệu quý cho sức khỏe con người
1. Đặc điểm sinh học cây óc chó
Cây óc chó có tuổi thọ lâu đời, có thể cao đến 20m, vỏ màu xám trắng với các vết nứt song song, lá kép và mọc so le, hoa mọc thành chùm hình đuôi sóc, quả dạng hạch với kích thước 3 - 4cm và trong quả có ngăn.
Cây óc chó được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Quả óc chó hình tròn, khi chín hoàn toàn sẽ tự bung vỏ ra, hạt bao bọc bên trong các ngăn của quả và chứa nhiều chất chống oxy hóa nên ít khi bị hư. Sau khi quả chín sẽ được hái xuống, tách vỏ để lấy phần hạt chế biến thành các dạng món ăn khác nhau, phần vỏ có thể đem phơi khô làm thuốc hoặc dùng trang trí món ăn.
Hiện nay trên thị trường chủ yếu tiêu thụ các loại quả óc chó:
- Quả óc chó Anh, Ba Tư: phổ biến nhất, có hàm lượng dinh dưỡng cao, vỏ mỏng và dễ đập vỡ.
- Quả óc chó đen: vỏ dày hơn, khó vỡ hơn loại trên, đặc trưng bởi hương vị cay nồng.
- Quả óc chó trắng: hiếm nhất, hàm lượng tinh dầu lớn, vị ngọt hơn các loại khác.
2. Lợi ích sức khỏe và cách sử dụng quả óc chó
2.1. Công dụng thần kỳ với sức khỏe của quả óc chó
- Tốt cho thai kỳ và trẻ nhỏ
Thai phụ thường xuyên sử dụng quả óc chó sẽ giúp cho mẹ và bé được bổ sung Omega 3, Vitamin E, phốt pho và axit Amin L-Arginine. Hàm lượng Omega 3 trong quả óc chó cao gấp ba lần so với cá hồi nên sẽ tốt cho sự phát triển của đại não ở thai nhi nói riêng và sự phát triển toàn diện của trí não trẻ nhỏ nói chung.
Khoa dinh dưỡng y tế công cộng Mỹ còn cho biết, việc thai phụ dùng quả óc chó còn làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh dị ứng ở trẻ em. Các loại axit béo không bão hòa có trong loại quả này có thể cải thiện tế bào miễn dịch đường ruột, giúp cho trẻ nhỏ ít bị dị ứng. Ngoài ra, thiamin, riboflavin, folate,... là dòng vitamin B complex rất cần cho phụ nữ mang thai.
Giá trị dinh dưỡng cơ bản của quả óc chó
- Tốt với trí não
Axit béo Omega 3 trong quả óc chó có thể duy trì chất béo cấu trúc - chất chiếm tới 60% bộ não. Thường xuyên bổ sung loại chất béo này sẽ tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ với bệnh trầm cảm và các vấn đề về rối loạn hành vi. Mặt khác, DHA và Omega 3 trong quả óc chó còn là chất không thể thiếu đối với sự phát triển của não bộ.
- Kiểm soát tiểu đường
Ăn khoảng 30g hạt óc chó trong vòng tối thiểu 1 năm có thể giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với người không bao giờ dùng các loại hạt. Không chỉ có vậy, ăn hạt óc chó mỗi ngày còn làm cải thiện đáng kể nồng độ insulin vì loại quả này chứa chất béo không bão hòa. Xét trên phương diện này thì ăn hạt óc chó sẽ khống chế lượng đường huyết, nhờ đó mà đạt được hiệu quả kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Bảo vệ hệ tim mạch
Chất chống oxy hóa Polyphenol ở quả óc chó giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các cục máu đông - tác nhân chính gây nên cơn đau tim. Sự kết hợp của chất này với các loại vitamin, Omega 3, khoáng chất và chất xơ giúp loại trừ cholesterol xấu là tác nhân tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Sử dụng Omega 3 đúng cách có thể chữa chứng loạn nhịp tim hoặc chứng tim đập thất thường.
- Phòng ngừa ung thư
Các nhà khoa học đã cấy khối u vào 40 con chuột bạch và nhận thấy rằng ăn 6 - 16 quả óc chó/ngày sẽ giúp cơ thể được cung cấp chất chống oxy hóa, Omega 3, phytosterols, axit Alpha Linolenic,… nhờ đó mà giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú; ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển ung thư tiền liệt tuyến, tuyến tụy,… đồng thời khiến cho sự phát triển của tế bào ung thư bị chậm lại.
- Điều chỉnh chỉ số huyết áp
Người bị huyết áp tăng cao dễ nguy hiểm đến tính mạng vì nó ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là não, tim và thận. Chất béo không bão hòa trong quả óc chó sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết, làm giảm huyết áp, duy trì và làm ổn định chỉ số huyết áp. Không những thế, loại quả này còn giúp cho lớp màng động mạch trở nên khỏe hơn.
Bà bầu ăn hạt óc chó rất tốt cho thai kỳ
- Ngừa lão hóa da
Vitamin B và chất chống oxy hóa trong quả óc chó có hàm lượng tương đối cao nên sẽ giúp da tránh được tác động xấu của gốc tự do, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa cũng như nếp nhăn ở da.
- Cải thiện giấc ngủ
Melatonin trong quả óc chó rất dồi dào nên nếu ăn vài hạt óc chó trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ sâu và dài hơn.
2.2. Cách sử dụng quả óc chó
Cách ăn quả óc chó đơn giản nhất là lấy kìm kẹp vỡ phần vỏ rồi lấy phần nhân bên trong sau đó bỏ lớp màng ở giữa đi là ăn được. Nếu không có dụng cụ làm vỡ vỏ thì có thể lấy tuốc-nơ-vít đặt vào phần lõm của quả rồi xoay nhẹ để vỏ tự tách ra.
Cũng có một cách sử dụng khác là lấy quả óc chó cho vào hấp đun lửa to trong 8 phút sau đó lấy ra và ngâm vào nước lạnh khoảng 3 phút rồi vớt ra. Lúc này chỉ cần dùng vật cứng đập vỡ từng hạt là có thể dễ dàng lấy được phần nhân biên trong. Phần nhân này đem ngâm trong nước sôi khoảng 4 phút rối lấy tay nhẹ nhàng vê quả là sẽ loại bỏ được lớp màng bọc bên ngoài.
Sau khi bỏ vỏ có thể ăn trực tiếp phần hạt óc chó hoặc cho vào lò vi sóng quay rồi ăn. Hiện tại có rất nhiều người dùng quả óc chó làm sữa hạt, làm bánh, dùng với sữa tươi, ép lấy dầu,...
Các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 8 quả óc chó/ngày và hàm lượng có sự thay đổi tùy theo từng đối tượng như sau:
- Chưa bao giờ dùng quả óc chó: ngày đầu tiên ăn 2 - 3 quả, đến ngày thứ 2 ăn 4 - 5 quả. Lượng tiêu thụ này giúp cho cơ thể được cung cấp 18.6g chất béo, 3.8g carbohydrate, 192 calories và 4.36g đạm.
- Lần đầu ăn quả óc chó có thể chưa quen vị nên không thích, bạn có thể bắt đầu bằng cách dùng ít sau đó tăng dần lượng lên để cơ thể thích nghi và có được cảm giác ngon miệng. Từ ngày thứ 3 hoặc khi đã thấy quen ăn loại quả này thì mỗi ngày nên ăn khoảng 8 quả.
Nói tóm lại, quả óc chó rất giàu giá trị dinh dưỡng và cực tốt cho sức khỏe. Bạn có thể dùng nó như một món ăn vặt hàng ngày để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể và phòng ngừa, chữa trị các bệnh lý như đã kể đến ở trên.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!