Tin tức
Quặm mi: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
- 12/08/2021 | Hở mi mắt là gì và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe người bệnh
- 15/08/2020 | Viêm kết mạc mi mắt do dị ứng có nguyên nhân do đâu?
1. Nguyên nhân dẫn đến quặm mi
Quặm mi có một vài trường hợp là do bẩm sinh song đa phần là từ các bệnh lý nhiễm trùng hoặc tổn thương bộ phận của mắt.
Quặm mi là hiện tượng lông mi mọc ngược đâm vào phía mắt
Cụ thể:
1.1. Chấn thương ở mắt
Chấn thương ở mắt gây phát triển mô sẹo gần khu vực lông mi mắt có thể thay đổi hướng mọc của lông mi. Ngoài ra, phẫu thuật mắt cũng có thể gây ảnh hưởng tương tự.
1.2. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi khiến mí mắt bị viêm, kích ứng, sưng to, da bị bong tróc. Cùng với đó, chất nhầy được tiết ra nhiều hơn tạo điều kiện cho lông mi mọc ngược và vi khuẩn phát triển. Trường hợp này cần loại bỏ lông quặm và điều trị viêm bờ mi tích cực, nếu không sẽ có thể gây tổn thương nặng ở mắt.
1.3. Bẩm sinh
Quặm mi bẩm sinh thường do cấu trúc sụn mi khuyết tật hoặc tăng sản cơ vòng mi, lớp da song đa phần sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên. Cha mẹ cần lưu ý đến tình trạng này, nếu trẻ lớn xuất hiện quặm mi nhiều, không tự thuyên giảm thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
1.4. Nhiễm trùng Herpes
Nhiễm Virus herpes gây tình trạng nhiễm trùng, mọc mụn nước ở nhiều vùng da, trong đó có vùng da gần mắt. Tình trạng này sẽ gây hỏng mí mắt và nhiễm trùng mắt, cùng với quặm mi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt.
Cẩn thận quặm mi do đau mắt hột
1.5. Đau mắt hột
Đau mắt hột cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến quặm mi, ngoài ra còn gây nhiễm trùng mí mắt nghiêm trọng. Khắc phục quặm mi chỉ là một phần trong điều trị đau mắt hột, cần điều trị tích cực và vệ sinh mắt đúng cách nếu không có thể gây mù lòa.
1.6. Lộn mí mắt
Lộn mí mắt khiến mí mắt bị gập vào bên trong, nang lông cũng bị đẩy vào dẫn đến lông mi mọc ngược gây tổn thương cho niêm mạc mắt. Đây là nguyên nhân thường gây quặm mi ở người già do các cơ và mô xung quanh mắt bị lão hóa và yếu dần, không còn khả năng nâng đỡ tốt.
1.7. Bệnh lý mãn tính khác
Trong một số trường hợp, quặm mi có thể do bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến niêm mạc, mí mắt,… song khá hiếm gặp, điển hình là hội chứng Stevens-Johnson.
2. Quặm mi có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mắt?
Tùy theo nguyên nhân nhưng hầu hết quặm mi ban đầu chỉ xảy ra ở một vài lông mi có thể không hoặc cố định tại một số vị trí của mắt. Song nếu không loại bỏ nguyên nhân, quặm mi sẽ ảnh hưởng đến ngày càng nhiều lông mi, gây cảm giác khó chịu và các triệu chứng như:
-
Kích thích nhãn cầu, khiến người bệnh luôn có cảm giác có vật cản bị vướng ở trong mắt.
-
Khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, đó là do quặm mi gây kích thích nhãn cầu.
-
Đỏ quanh mắt do quặm mi làm tổn thương giác mạc.
Quặm mi gây đau, ngứa và khó chịu ở mắt nếu lông mi quặm không được loại bỏ
-
Đau mắt, ngứa khiến người bệnh càng dụi mắt nhiều hơn, tổn thương ở mắt càng nghiêm trọng.
-
Chảy nước mắt nhiều lần trong ngày không rõ nguyên do.
Quặm mi thường không phải là vấn đề nghiêm trọng ở mắt và có thể khắc phục nhanh bằng việc loại bỏ lông mi bất thường. Song nếu dụi mắt nhiều và không loại bỏ hoàn toàn quặm mi, mắt có thể bị tổn thương nặng, nguy cơ nhiễm trùng cao. Lúc này, không chỉ sức khỏe mắt giảm sút mà thị lực của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
3. Quặm mi có thể điều trị triệt để không?
Quặm mi có thể dễ dàng loại bỏ song cần tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để nguyên nhân, nếu không mỗi khi lông mi mọc lên sẽ lại ngược vào gây tổn thương cho mắt.
Một số cách điều trị là:
- Tra mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
- Tạm thời có thể dùng băng dính lật bờ mi ra xa nhãn cầu.
- Phẫu thuật: phẫu thuật sẽ giúp mi khít lại, tăng tính đàn hồi và mi trở về vị trí bình thường. Các phương pháp phẫu thuật như:
Quặm mi có thể phải điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật lạnh
Phương pháp phẫu thuật lạnh là thực hiện đóng băng để loại bỏ cả lông mi lẫn nang lông mi bị quặm. Sau đó từ nang lông này sẽ không còn lông mọc ngược gây tổn thương cho mắt nữa.
Phẫu thuật tái định vị
Nếu quặm mi xảy ra ở cả vùng mí mắt lớn, không đáp ứng bằng các kỹ thuật trên thì có thể phải phẫu thuật tái định vị mí mắt hoặc lông mi. Sau khi thực hiện phẫu thuật này, các nang lông được hướng ra ngoài nên lông mi mọc mới sẽ không quay hướng ngược về mắt nữa.
Có thể thấy, quặm mi không phải là vấn đề quá nguy hiểm, ảnh hưởng nặng đến thị lực hay sức khỏe của mắt song vẫn cần khắc phục sớm. Điều đầu tiên là cần nắm được thông tin về tình trạng quặm mi này cũng như các cách khắc phục, xử lý khi không may quặm mi xuất hiện.
Không chủ quan với quặm mi vì bệnh có thể gây tổn thương giác mạc
Dù mới xuất hiện một vài lông bị quặm mi, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần loại bỏ và tiếp tục theo dõi. Nếu lông mi mọc quặm liên tục, không khắc phục được, thậm chí còn có dấu hiệu kéo theo nhiều lông bên cạnh thì bệnh nhân nên đi khám y tế tại cơ sở chuyên khoa về mắt.
Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt như quặm mi, sụp mi, u kết giác mạc,... Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, từng công tác tại các viện lớn như Bạch Mai, Mắt TW sẽ giúp bệnh nhân có phác đồ điều trị hiệu quả, tối ưu.
Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng quặm mi này, hãy liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!