Tin tức
Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào
Key: quy trình niềng răng
Tít: Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Quy trình niềng răng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm để có thể chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện niềng răng. Vậy cụ thể quy trình này sẽ bao gồm những bước quan trọng nào và cần lưu ý điều gì trước và sau khi niềng răng?
1. Tổng quan về phương pháp niềng răng
Niềng răng là cách nắn chỉnh nha bằng mắc cài, dây cung và dây thun. Nói một cách dễ hiểu hơn, niềng răng là kỹ thuật giúp cho răng dịch chuyển về vị trí hợp lý trên cung hàm.
Có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau
Phương pháp này giúp khắc phục một số vấn đề như răng lệch, răng thưa, răng hô, răng móm,... Không những vậy, nắn chỉnh nha về đúng vị trí, giúp khớp cắn chuẩn chỉnh còn giúp đảm bảo lực nhai, giúp người bệnh thuận tiện hơn trong quá trình ăn uống.
Ngoài phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống còn có rất nhiều phương pháp niềng răng khác giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, chẳng hạn như niềng răng mắc cài tự động, niềng răng mắc cài mặt trong, niềng răng không mắc cài trong suốt Invisalign,... Tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng và nhu cầu của mình, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
2. Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Để có thể nhận được kết quả như mong đợi, cần thực hiện đúng theo quy trình niềng răng. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thay đổi các bước niềng răng sao cho phù hợp. Quá trình niềng răng có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng, nhưng với các trường hợp phức tạp có thể cần nhiều thời gian hơn.
Cần thăm khám trước khi niềng răng
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn về tình trạng răng cho người bệnh: Bác sĩ sẽ khám tổng quát, chụp X-quang, kiểm tra mức độ lệch của răng, để đưa ra chẩn đoán cụ thể về tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân.
- Bước 2: Lên phác đồ điều trị tổng quát. Nếu có bệnh lý răng miệng, cần được điều trị triệt để trước khi niềng răng.
- Bước 3: Gắn khí cụ niềng răng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định nong hàm, đeo khí cụ nới rộng nong hàm. Tiếp đó, mắc cài sẽ được gắn trên thân răng. Đồng thời, dây cung sẽ nằm trên rãnh mắc cài để tạo lực nắn chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
- Bước 4: Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài để phù hợp hơn với sự dịch chuyển răng.
- Bước 5: Gỡ mắc cài và duy trì kết quả
Khi răng đã đều và dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, khớp cắn đã cân đối, bạn có thể được tháo niềng. Tuy nhiên, sau đó, bạn cần tiếp tục đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả đã đạt được. Thông thường, cần đeo hàm duy trì khoảng 6 tháng và nên đeo liên tục. Đối với các trường hợp răng yếu, thời gian đeo hàm duy trì sẽ lâu hơn.
3. Những lưu ý trước khi niềng răng
Trước khi niềng răng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng, đặc biệt cần xác định 2 yếu tố quan trọng, đó là tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của mình và lựa chọn cơ sở nha khoa đáng tin cậy.
Nếu răng bị sâu thì cần điều trị trước khi niềng răng
- Xác định tình trạng răng miệng:
Để hiểu đúng về tình trạng răng của mình, bạn nên đi khám nha khoa. Các bác sĩ không chỉ thăm khám lâm sàng mà còn có thể yêu cầu bệnh nhân chụp phim X-quang chính diện và sọ nghiêng, từ đó xác định chính xác cấu trúc xương hàm, thế mọc răng và những bất thường đang tồn tại đang ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt như thế nào.
Bác sĩ cũng có thể lấy dấu mẫu hàm, dùng thạch cao để mô phỏng tình trạng răng của bệnh nhân để có thể quan sát dễ dàng và nhận biết vấn đề chính xác hơn. Khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
Những vấn đề về răng thường gặp và cần phải áp dụng phương pháp niềng là tình trạng răng hô, móm, thưa, răng mọc lệch. Bạn cũng có thể xác định những vấn đề này bằng mắt thường.
- Lựa chọn phòng khám nha khoa đáng tin cậy:
Hiện nay, nhiều cơ sở nha khoa có cung cấp dịch vụ niềng răng nhưng không phải cơ sở nào cũng đảm bảo chất lượng. Để có được kết quả niềng răng tốt nhất, nâng cao thẩm mỹ cho khuôn mặt, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, đã được cấp giấy phép hoạt động, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế hiện đại,
4. Một số lưu ý sau khi niềng răng
- Cách giảm ê buốt trong khi niềng: Dùng thuốc giảm đau theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và áp dụng chế độ ăn những món ăn mềm, lỏng, hạn chế ăn đồ ăn cứng và dai. Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách để hạn chế gây ra những tổn thương và các bệnh lý về răng miệng.
Khi đang niềng răng, thức ăn dễ bám vào mắc cài vì thế cần vệ sinh thật kỹ. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi vừa ăn các thực phẩm như chanh, quýt, cam,... thì không nên đánh răng vì lúc này men răng thường bị yếu đi và gây ảnh hưởng đến men răng. Có thể dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để đảm bảo làm sạch răng.
- Hướng dẫn chăm sóc răng khi tháo niềng: Nên có chế độ ăn phù hợp, giống như khi đang trong quá trình niềng răng để đảm bảo răng được ổn định. Tốt nhất nên ăn thức ăn đã được cắt nhỏ, các loại thức ăn dạng mềm. Hơn nữa, sau khi tháo niềng, bạn vẫn cần đeo hàm duy trì để giữ gìn kết quả niềng răng. Cần đeo hàm duy trì ít nhất 20 tiếng mỗi ngày.
- Bên cạnh đó, cần tuân thủ việc tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để duy trì hàm răng đều đẹp sau khi tháo niềng.
Nên lựa chọn cơ sở nha khoa đáng tin cậy
Hi vọng những thông tin về quy trình niềng răng và những lưu ý về chăm sóc răng trước và sau quá trình niềng răng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và tự tin hơn khi niềng răng để có nụ cười tỏa sáng.
Hiện nay, Hệ thống nha khoa MedDental thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với những thiết bị y tế hiện đại, công nghệ cao. Nếu có nhu cầu niềng răng hoặc kiểm tra sức khỏe răng miệng, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 400 066 để được tư vấn chi tiết, nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!