Tin tức
Răng sơ sinh là gì, nguyên nhân, cách xử lý khi trẻ có răng sơ sinh
- 09/03/2022 | Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị áp xe răng hiệu quả
- 12/03/2022 | Bác sĩ tư vấn: Những điều bạn nên biết về niềng răng!
- 10/03/2022 | Giải đáp những thắc mắc liên quan đến cạo vôi răng
1. Răng sơ sinh là gì?
Mặc dù thời điểm tiêu chuẩn bình thường trẻ mọc chiếc răng đầu tiên là hai răng cửa hàm dưới vào lúc 6 - 8 tháng tuổi song vẫn có trường hợp mọc sớm hơn. Song hầu hết là mọc sớm khi trẻ 3 - 5 tháng tuổi, trẻ ngay sau khi sinh đã có răng là trường hợp hiếm gặp.
Răng sơ sinh là trường hợp hiếm gặp
Theo thống kê, tỉ lệ gặp phải trẻ mọc răng sơ sinh chỉ từ 1/7000 - 1/30.000 trẻ sinh thông thường, số lượng răng sơ sinh sẽ ít hơn 3 răng. Các nhà nghiên cứu lý giải, sự xuất hiện của răng sơ sinh là do răng trẻ đã bắt đầu hình thành từ khi còn trong bụng mẹ lúc 6 tuần tuổi. Theo sự lớn dần của thai nhi, răng cũng phát triển trong nướu nên không nhìn thấy được.
Cho đến khi trẻ sinh ra, những chiếc răng này đã đủ lớn, nhô ra khỏi lợi và xuất hiện khi trẻ vừa sinh, được gọi là răng sơ sinh. Theo hình thành và sự phát triển của răng, răng sơ sinh được chia thành 4 loại sau:
1.1. Răng sơ sinh đã nhú lên hoàn toàn
Trường hợp này trẻ sinh ra với răng đã mọc ra khỏi nướu như khi mọc răng đầu tiên ở những trẻ khác. Mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy răng sơ sinh nhô ra khỏi nướu, hơn nữa đã gắn chặt vào nướu nên không thể lấy răng ra.
Răng sơ sinh có thể nhú hoàn toàn như răng mọc ở trẻ khác
1.2. Răng sơ sinh nhú hoàn toàn nhưng lỏng lẻo
Trường hợp này, răng sơ sinh cũng đã nhô ra hoàn toàn khỏi lợi nhưng còn gắn khá lỏng lẻo với nướu. Đây là những răng phát triển bất thường, bị thiếu hoặc chỉ có 1 phần chân răng nhưng cha mẹ cũng không nên tự ý nhổ răng cho trẻ.
1.3. Răng sơ sinh chỉ nhú 1 phần
Nếu thuộc loại này, răng của trẻ chỉ thấy nhú phần đỉnh nhỏ ra khỏi nướu, phần còn lại vẫn nằm sâu trong nướu.
1.4. Răng sơ sinh chưa nhú nhưng thấy được
Răng sơ sinh lúc này của trẻ vẫn nằm hoàn toàn trong nướu song mẹ vẫn có thể quan sát thấy vết trắng ở vị trí răng.
Các chuyên gia cho biết, đến 90 - 99% răng sơ sinh là răng sữa mọc sớm, chỉ 10% trường hợp là răng thừa nên sẽ mọc răng sữa sau đó. Do vậy cha mẹ không nên tự ý nhổ, lay hoặc tác động vào răng sơ sinh của trẻ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Nguyên nhân trẻ mọc răng sơ sinh
Như đã giải thích ở trẻ, trẻ vừa sinh ra đã mọc răng sơ sinh là do răng phát triển sớm và nhanh hơn bình thường. Đây thường không phải là dấu hiệu bất thường, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:
2.1. Yếu tố di truyền
Trẻ vừa sinh ra dễ có răng sơ sinh hơn nếu trong gia đình đã từng có người gặp tình trạng này khi sinh, nhất là anh chị em ruột hoặc cha mẹ.
Mọc răng sơ sinh thường liên quan đến yếu tố di truyền
2.2. Do hội chứng Ellis-van
Đây là hội chứng rối loạn xương bẩm sinh, gây ra những phát triển xương và bộ phận bất thường như: không mọc lông tóc, thừa ngón tay ngón chân, có răng sơ sinh,... Hội chứng này khá hiếm gặp, cũng liên quan đến di truyền.
2.3. Do hội chứng Hallermann-Streiff
Hội chứng hiếm gặp này còn được gọi là hội chứng loạn sản xương hàm mặt, do sự phát triển bất thường của xương sọ. Cụ thể, trẻ sẽ bị ảnh hưởng với hàm ngắn, có răng sơ sinh, vòm miệng cong. Do đây là hội chứng hiếm gặp nên thông tin về nguyên nhân hay ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào cũng còn hạn chế.
2.4. Do hội chứng Pierre Robin
Đây là một dạng rối loạn bẩm sinh khiến trẻ có xương hàm dưới nhỏ hơn bình thường, do vậy răng cũng nhú sớm hơn ngay từ khi sinh.
2.5. Do dị dạng xương hàm
Các trường hợp trẻ bị dị dạng xương hàm, sứt môi, hở hàm ếch cũng có nguy cơ mọc răng sơ sinh sớm cao hơn những trẻ khác.
2.6. Do rối loạn nội tiết tố
Tình trạng rối loạn nội tiết tố bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sớm và có răng ngay sau khi sinh.
2.7. Do nhiễm trùng
Trẻ sơ sinh nếu bị nhiễm trùng do lây từ mẹ ngay trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh, trẻ cũng có thể bị mọc răng sơ sinh.
Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai có thể khiến trẻ mọc răng sơ sinh sớm
Ngoài ra, mọc răng sơ sinh còn liên quan đến nhiều hội chứng rối loạn khác, song rất khó để xác định nguyên nhân chính xác do tỷ lệ mọc răng sơ sinh cũng như số người mắc các rối loạn này rất ít.
3. Xử lý thế nào khi trẻ có răng sơ sinh?
Thực tế mọc răng sơ sinh không phải là dấu hiệu tốt cho thấy trẻ phát triển nhanh và thông minh hơn bình thường, hơn nữa còn gây ra nhiều khó khăn khi chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Răng sơ sinh sẽ gây nhiều ảnh hưởng như: khiến trẻ khó ngậm bắt vú, bú kém hơn, hay cắn mạnh núm vú, dễ ngạt thở, hay quấy khóc, gắt gỏng,...
Cha mẹ cũng rất khó để vệ sinh răng sơ sinh cho trẻ, nhất là khi giờ giấc và cữ bú của trẻ sơ sinh còn chưa ổn định. Vì vậy răng sơ sinh dễ mắc bệnh hơn, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ xem xét có thể giữ lại hoặc phẫu thuật loại bỏ.
Để nhổ răng sơ sinh ở trẻ, biện pháp duy nhất là phẫu thuật song cần thực hiện ít nhất khi trẻ được 10 ngày tuổi. Sức khỏe của trẻ còn yếu, hệ vi sinh đường ruột chưa hoàn thiện nên cần xem xét cẩn thận khả năng cơ thể trẻ có đáp ứng tốt với phẫu thuật hay không.
Ban đầu, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê để trẻ có thể giữ yên lặng và phối hợp phẫu thuật với bác sĩ, sau đó răng sơ sinh được loại bỏ. Thời gian phẫu thuật thường không kéo dài và sức khỏe của trẻ sẽ ổn định nhanh chóng sau đó nếu được chăm sóc sức khỏe tốt.
Tùy từng trường hợp mà có thể cần nhổ bỏ hoặc giữ nguyên răng sơ sinh
Như vậy, MEDLATEC đã cùng bạn đọc tìm hiểu răng sơ sinh là gì cũng như cần xử lý và chăm sóc răng sơ sinh ở trẻ như thế nào. Nếu trẻ có răng sơ sinh, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ uy tín để quyết định nhổ răng hay tiếp tục chăm sóc răng cho trẻ. Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!