Tin tức

Rối loạn cảm xúc: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Ngày 01/10/2023
Ngô Thị Mai Phương

Key: rối loạn cảm xúc

Tít: Rối loạn cảm xúc: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Khi mắc chứng rối loạn cảm xúc, tâm trạng của người bệnh thường xuyên thay đổi, lúc vui vẻ, phấn chấn, lúc buồn bã, tức giận,... Do đó, người bệnh không thể tập trung học tập và làm việc, suy giảm chất lượng sống, thậm chí người bệnh còn có thể suy nghĩ tiêu cực, có ý định tự sát. Vậy, bệnh gây ra những triệu chứng gì và cách điều trị như thế nào?

1. Triệu chứng bệnh rối loạn cảm xúc

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc rất đa dạng và có thể chia thành 2 nhóm như sau:

A person with different facial expressions

Description automatically generated

Khi mắc chứng rối loạn cảm xúc, tâm trạng của người bệnh thường xuyên thay đổi.

- Rối loạn cảm xúc hưng cảm: Người bệnh thường xuyên cáu gắt vô cớ, dễ bị kích động, hay bồn chồn, nói nhanh, đôi khi có những suy nghĩ hoang tưởng, vận động nhanh, thực hiện những hành vi liều lĩnh, người bệnh thường xuyên khó ngủ và mất ngủ,...

- Rối loạn cảm xúc trầm cảm: Bệnh nhân luôn cảm thấy buồn bã, cảm giác tuyệt vọng, lúc nào cũng mệt mỏi và thiếu năng lượng, khó tập trung làm việc, mất hứng thú với cuộc sống, thậm chí có thể nghĩ đến cái chết, người bệnh thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ, người bệnh ăn quá nhiều hoặc chán ăn,...

2. Phân biệt các loại rối loạn cảm xúc

Bệnh rối loạn cảm xúc có thể được chia thành nhiều loại như sau:

A person holding her face with her hands

Description automatically generated

Có nhiều dạng rối loạn cảm xúc

- Trầm cảm: Người bệnh có biểu hiện buồn bã, vô vọng, chán ăn, mất ngủ,... Những triệu chứng này thường kéo dài ít nhất là 2 tuần. Một số loại dạng trầm cảm thường gặp:

       Trầm cảm sau sinh: Trong giai đoạn mang thai và sau sinh, chị em có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, về sức khỏe thể chất, ngoại hình, cảm xúc và cả những vấn đề về tài chính,... Đó chính là lý do dẫn đến trầm cảm sau sinh.

       Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Những triệu chứng trầm cảm kéo dài ít nhất 2 năm.

       Rối loạn cảm xúc theo mùa: Những triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xảy ra vào cuối mùa thu hay đầu đông và kéo dài đến mùa xuân hoặc mùa hè.

       Trầm cảm kèm rối loạn tâm thần: Ngoài những biểu hiện trầm cảm, bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng rối loạn tâm thần như ảo giác, ảo tưởng, thậm chí có ý định tự tử.

-  Rối loạn lưỡng cực: Gây ra những thay đổi mạnh mẽ về suy nghĩ, hành vi của người bệnh. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể kéo dài suốt đời.

- Rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt: Trong khoảng 7 đến 10 ngày trước khi kỳ kinh nguyệt, chị em có thể gặp phải những triệu chứng như mất ngủ, tức giận, lo lắng, trầm cảm,...

- Rối loạn điều chỉnh tâm trạng: Thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên với những biểu hiện như thường xuyên cáu gắt, tức giận,...

3. Nguyên nhân rối loạn cảm xúc

Các nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc có thể kể đến như:

- Do di truyền.

- Một số bất thường ở não bộ.

- Rối loạn nội tiết.

- Do môi trường sống.

- Sang chấn tâm lý.

- Một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh, có thể kể đến như sau:

+ Do tác dụng phụ của thuốc.

+ Do các bệnh lý mạn tính.

+ Ảnh hưởng từ não bộ chẳng hạn như tình trạng viêm não, u não,...

4. Các phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị rối loạn cảm xúc phổ biến:

- Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau, chẳng hạn như:

A stack of pills on a blue background

Description automatically generated

Dùng thuốc điều trị rối loạn cảm xúc

+ Thuốc chống trầm cảm: Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc trong vòng 4 đến 6 tuần để nhận được những hiệu quả tốt nhất. Ngay cả khi những triệu chứng đã được cải thiện, bệnh nhân vẫn nên thực hiện uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã hướng dẫn.

+ Thuốc ổn định tâm trạng: Tác dụng của loại thuốc này là giúp người bệnh ổn định tâm trạng, giảm hoạt động bất thường của não bộ. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc ổn định tâm trạng kết hợp với thuốc trầm cảm để đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Thuốc chống loạn thần: Nếu thuốc chống trầm cảm không mang lại tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống loạn thần để cải thiện triệu chứng bệnh.

- Biện pháp tâm lý trị liệu: Là phương pháp kết hợp nhiều kỹ thuật trị liệu để giúp bệnh nhân thay đổi cảm xúc, suy nghĩ,... Từ đó, bệnh nhân sớm ổn định tâm lý. Dưới đây là một số biện pháp tâm lý trị liệu phổ biến:

+ Trị liệu hành vi nhận thức: Được thực hiện theo quy trình và hướng đến mục tiêu rõ ràng. Tác dụng của phương pháp này là giúp người bệnh quản lý cảm xúc và sức khỏe tâm thần.

+ Liệu pháp hành vi biện chứng: Là phương pháp trò chuyện dựa trên liệu pháp hành vi nhận thức và được điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tác dụng của phương pháp này là giúp người bệnh điều chỉnh cảm xúc, ứng phó với những vấn đề căng thẳng, đồng thời giúp bệnh nhân cải thiện các mối quan hệ xung quanh.

+ Liệu pháp tâm động học: Tác dụng của phương pháp này là giúp người bệnh đối mặt với cảm xúc, giải phóng cảm xúc, trải nghiệm bị kìm nén với những cảm xúc đó từ vô thức và trở nên có ý thức.

A doctor and patient looking at a clipboard

Description automatically generated

Nên đi khám bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất ổn

- Một số phương pháp điều trị khác:

+ Liệu pháp co giật điện: Là cách truyền dòng điện nhẹ qua não người bệnh. Dòng điện này sẽ gây ra những cơn co giật ngắn và từ đó tác động tích cực đến tinh thần của người bệnh. Người bệnh nên áp dụng liệu pháp này từ 2 đến 3 buổi trong một tuần.

+ Kích thích từ xuyên sọ: Khi các loại thuốc điều trị không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện phương pháp này. Đây là cách tạo ra năng lượng từ trường, hình thành dòng điện ở dưới hộp sọ, từ đó giúp người bệnh kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc hiệu quả hơn.

+ Liệu pháp ánh sáng: Thường áp dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Người bệnh sẽ ngồi gần một thiết bị phát ra ánh sáng nhân tạo. Ánh sáng này có tác dụng cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc cho người bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh rối loạn cảm xúc. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ, kiểm soát căng thẳng hiệu quả,... Nếu thấy mình quá mệt mỏi, chán nản, hình thành những suy nghĩ tiêu cực, bạn nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. 

 

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ