Tin tức
Sa tử cung là gì và một số lưu ý chị em không thể bỏ qua
- 17/02/2022 | Chuyên gia giải đáp: Phụ nữ bị bệnh sa tử cung có mang thai được không?
- 27/02/2021 | Các bài tập chữa sa tử cung hiệu quả chị em nên tham khảo
- 19/02/2021 | Chuyên gia giải đáp: Sinh mổ có bị sa tử cung không?
- 06/02/2021 | Mắc bệnh sa tử cung sau khi sinh có nguy hiểm không?
- 15/04/2021 | Sa tử cung có quan hệ được không, làm sao để giữ lửa hôn nhân?
1. Sa tử cung là gì?
Bệnh sa tử cung có thể xảy ra ở mọi đối tượng nữ giới. Bệnh xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng giãn ra, không còn khả năng nâng đỡ tử cung khiến cho tử cung bị tụt vào trong ống âm đạo hoặc ra ngoài âm đạo tùy theo từng mức độ bệnh. Cụ thể, sa tử cung được chia làm 3 cấp độ như sau:
Sa tử cung có thể chia thành nhiều cấp độ khác nhau
- Cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh. Tử cung đã bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
- Cấp độ 2: Mức độ sa tử cung đã nghiêm trọng hơn. Tử cung không còn nằm trong ống âm đạo nữa mà có thể tụt xuống cửa âm đạo, nhất là khi người bệnh phải làm việc quá sức hoặc hoạt động quá nhiều.
- Cấp độ 3: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất. Toàn bộ tử cung đã bị tụt xuống âm đạo. Lúc này người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường tử cung có màu hồng và có kích thước bằng quả trứng gà. Tử cung không thể tự co lên và rất dễ bị viêm nhiễm nếu người bệnh không được xử trí kịp thời.
Bệnh sa tử cung có thể gặp ở mọi phụ nữ nhưng các trường hợp sau được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
+ Những phụ nữ đã trải qua quá trình sinh đẻ, đặc biệt là những trường hợp đẻ thường.
+ Thai nhi quá lớn, mang đa thai hoặc thời gian chuyển dạ quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sa tử cung.
+ Sau sinh, phụ nữ không kiêng cữ mà thường xuyên vận động, mang vác nặng khiến phần đáy bụng phải co bóp nhiều và dễ gây tổn thương tử cung, từ đó dẫn tới bệnh sa tử cung.
+ Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trung niên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ trẻ tuổi.
+ Phụ nữ mang thai nhiều lần và liên tiếp trong thời gian ngắn.
+ Bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuật tử cung.
Bên cạnh thắc mắc “sa tử cung là gì”, thì sa tử cung có nguy hiểm không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sa tử cung có thể được điều trị hiệu quả. Nhưng ngược lại, nhiều trường hợp phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm vì chủ quan, không điều trị bệnh sớm. Cụ thể, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như sau:
- Loét âm đạo: Khi tử cung sa xuống khỏi cửa âm đạo, kéo theo một phần lớp lót âm đạo. Khi đó, lớp lót này sẽ thường xuyên cọ sát với quần và có thể gây ra tình trạng lở loét, nhiễm trùng.
- Sa cơ quan vùng chậu: Nếu hiện tượng sa tử cung không được khắc phục sớm còn có thể dẫn tới sa các cơ quan trong vùng chậu, như trực tràng hay bàng quang. Khi tình trạng này xảy ra, hệ thống bài tiết của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn và đặc biệt, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
2. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh sa tử cung
-
Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung
Thai quá to cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sa tử cung
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sa tử cung vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:
- Do thai phụ gặp phải một số chấn thương ở vùng chậu, cổ tử cung, các mô nâng đỡ tử cung.
- Do thai phụ lao động quá sức sau sinh khi tử cung chưa thể co lại hoàn toàn do các dây đỡ tử cung chưa được phục hồi.
- Do bị dị tật tử cung bẩm sinh.
- Do bị táo bón thường xuyên.
-
Triệu chứng bệnh sa tử cung
Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào từng mức độ bệnh. Cụ thể như sau:
- Đối với những trường hợp bệnh nhân cấp độ 1: Bệnh nhân có cảm giác nặng, tức bụng, đặc biệt là trước kỳ kinh nguyệt, bị đau bụng dưới, đau lưng, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu ít.
- Đối với những trường hợp bệnh nhân sa tử cung cấp độ 2: Ở giai đoạn này, triệu chứng bệnh đã nặng bắt đầu nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân khó khăn khi đi đại tiện, bị đau khi đại tiện, có nhiều khí hư, xuất huyết âm đạo bất thường,… Khi quan hệ, bệnh nhân cảm thấy tử cung bị tụt xuống miệng âm đạo.
Đau bụng khi bị sa tử cung
- Đối với những trường hợp bệnh nhân sa tử cung cấp độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất, do đó triệu chứng bệnh cũng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Phần tử cung của người bệnh có hiện tượng phù, sưng, mưng mủ, có thể kèm theo sốt cao và một số biểu hiện khác.
Các bác sĩ khuyên bạn nên đi khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán bệnh sớm, điều trị hiệu quả, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
3. Phương pháp điều trị bệnh sa tử cung
Đối với từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:
+ Các trường hợp bệnh nhẹ: Bệnh không gây ra nhiều triệu chứng và các triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực, ăn uống cân bằng dưỡng chất, chú ý ăn nhiều rau xanh để chống nguy cơ táo bón và kiểm soát cân nặng, đồng thời kết hợp một số bài tập giúp nâng tử cung theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Một số bài tập giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn
+ Đối với những trường hợp bệnh nặng: Bệnh nhân có thể cần thực hiện liệu pháp estrogen âm đạo nhằm tăng cường sự dẻo dai của dây chằng hoặc thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn phần tử cung tùy theo mức độ biến chứng.
Trên đây là thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc sa tử cung là gì và một số lưu ý liên quan tới căn bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, có nhu cầu được thăm khám, hãy liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!