Tin tức

Sắc tố da là gì và những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi sắc tố da

Ngày 01/08/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Từ khóa chính: sắc tố da là gì

Sắc tố da là gì và những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi sắc tố da

Sự thay đổi bất thường của các sắc tố da khiến làn da trở nên không đều màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Phần lớn các trường hợp bị rối loạn sắc tố da đều lành tính. Vậy rối loạn sắc tố da là gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin có liên quan đến tình trạng này.

1. Sắc tố da là gì?

Sắc tố giúp tạo nên màu sắc của tóc, da, màng nhầy và võng mạc của mắt. Các sắc tố xuất hiện do sự lắng đọng của melanin. Các melanin này được sản xuất thông qua những tế bào melanocytes. Có một số vấn đề có liên quan đến sự hình thành của các sắc tố như: sự gia tăng sắc tố, sự suy giảm sắc tố và bị khử sắc tố.

Sắc tố ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của da, tóc, võng mạc,...

Làn da có màu sắc tự nhiên độc lập so với ánh sáng mặt trời, được gọi là sắc tố da. Tuy nhiên, màu da vẫn còn phụ thuộc vào những sắc tố melanin. Melanin giúp cung cấp một lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da nhằm chống lại những ảnh hưởng xấu của tia cực tím và gồm 2 loại, cụ thể:

       Eumelanin: Đây là loại sắc tố có màu đen hoặc nâu sẫm. Những người sở hữu màu da xỉn, mờ thường sở hữu nhiều Eumelanin.

       Pheomelanin (Melanin đỏ): Thường được tìm thấy ở người da trắng hoặc tóc màu đỏ. Pheomelanin không có tác dụng để bảo vệ làn da chống lại tia UV, thay vào đó, sự tổng hợp Pheomelanin sẽ tạo nên các gốc tự do tấn công đến làn da.

Trong cơ thể mỗi người, tỷ lệ 2 loại melanin trên là không giống nhau. Từ đó màu da tự nhiên, độ rám nắng khi tiếp xúc với sáng nắng mặt trời của mỗi người cũng sẽ khác nhau.

2. Hoạt động của các sắc tố da

Sắc tố da chính là kết quả của quá trình gồm 4 giai đoạn khá phức tạp như sau:

       Giai đoạn 1: Tia cực tím cùng các hoạt chất trung gian sinh học (được tìm thấy ở bên trong tế bào da) nhằm kích thích quá trình khởi tạo sắc tố.

       Giai đoạn 2: Các melanin sẽ được sản xuất bởi các melanocytes.

       Giai đoạn 3: Melanin sẽ được đưa đến ở tầng biểu bì da.

       Giai đoạn 4: Những melanin sẽ được vận chuyển đến bề mặt da nhờ quá trình đổi mới liên tục của những tế bào nằm ở trong lớp biểu bì.

3. Những bệnh lý liên quan đến sự thay đổi của sắc tố da là gì?

Tình trạng rối loạn sắc tố da được biểu hiện bằng màu da sáng hơn hoặc tối hơn một cách bất thường. Cụ thể:

3.1. Tăng sắc tố da

Tăng sắc tố da thường do một vài nguyên nhân ví dụ như tiếp xúc với ánh nắng, nội tiết tố thay đổi hoặc do tính di truyền,... Một vài loại bệnh lý khác như xơ gan ứ mật hay hemochromatosis cũng là nguyên nhân làm cho màu da trở nên tối hơn thông thường.

Bên cạnh đó, một vài hoạt chất có trong thuốc cũng có thể tác động lên làn da khiến sắc tố da bị rối loạn và đậm màu hơn. Một vài trường hợp bị tăng sắc tố sẽ cải thiện dần theo thời gian nhưng cũng sẽ có những trường hợp tồn tại vĩnh viễn.

Một số vấn đề gia tăng sắc tố da điển hình như:

Sự gia tăng sắc tố khiến da sậm màu hơn

       Nám: Nám xuất hiện thường do nội tiết tố bị thay đổi, chủ yếu gặp ở phụ nữ mang thai và ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nám thường có ở da mặt, bụng hoặc nhiều vùng da khác.

       Sạm nắng: Tình trạng các vết đốm nâu xuất hiện ở những vùng da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng.

       Thâm mụn: Khu vực da mụn bị tổn thương, gây nên tình trạng tăng sắc tố hay gọi đơn giản là thâm da.

3.2. Giảm sắc tố da

Những người bị chứng giảm sắc tố da thường sẽ có sự suy giảm số lượng melanin ở trong cơ thể. Một vài bệnh lý liên quan đến tình trạng giảm sắc tố da bao gồm:

Sự suy giảm sắc tố liên quan đến bệnh bạch biến hoặc bạch tạng

       Bạch biến: Đây là bệnh lý tự miễn khiến cho các tế bào tạo sắc tố da bị tổn thương. Điều này sẽ khiến cho làn da của người bệnh có những mảng màu trắng bất thường, gây mất tính thẩm mỹ.

       Bạch tạng: Một loại enzyme chuyên sản xuất melanin sẽ bị mất đi khiến cho cơ thể không thể tạo ra đầy đủ những loại sắc tố da như thông thường. Bệnh này thường xảy ra với người da trắng nhiều hơn. Người bị giảm sắc tố không chỉ có một làn da trắng bất thường mà còn có nhiều biểu hiện khác như tóc trắng, lông mi trắng,...

Bên cạnh đó, bạn cũng có gặp phải một vài vấn đề khác liên quan đến sự thay đổi sắc tố da như bị lang ben, bị vảy nến hay bị viêm da cơ địa dị ứng,... Đây đều là những bệnh lý cần điều trị trong một thời gian dài mới có hiệu quả phục hồi.

4. Những biện pháp điều trị rối loạn sắc tố da

Phương pháp điều trị sẽ dựa vào nguyên nhân gây rối loạn sắc tố và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Những trường hợp bị tăng sắc tố da có thể được chữa trị bởi những phương pháp như:

Rối loạn sắc tố được điều trị với nhiều phương pháp khác nhau

       Cân bằng nội tiết tố.

       Sử dụng những sản phẩm kem bôi ngoài da nhằm ức chế sự phát triển của một vài loại enzyme để hạn chế quá trình sản xuất các sắc tố da quá mức.

       Thuốc uống kê đơn của bác sĩ.

       Điều trị bằng biện pháp laser.

       Liệu pháp ánh sáng.

Những bệnh nhân bị giảm sắc tố da (bạch biến hoặc bệnh tạng) có thể tìm đến các biện pháp thẩm mỹ để che đi những khuyết điểm này. Một vài loại thuốc có corticosteroid cũng hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, liệu pháp ánh sáng cũng là một phương pháp được áp dụng.

5. Biện pháp phòng ngừa rối loạn sắc tố da là gì?

Tất cả mọi người đều có rủi ro bị rối loạn sắc tố da nếu không có biện pháp bảo vệ làn da của mình một cách hợp lý. Vậy biện pháp phòng tránh sự tăng hay giảm sắc tố da là gì? Dưới đây là một vài mẹo đơn giản và những lưu ý quan trọng bạn có thể tham khảo:

Kem chống nắng sẽ giúp bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của tia cực tím

       Ăn uống đủ chất, ưu tiên hoa quả, rau xanh,... và uống đủ nước để tăng cường sức khỏe làn da. Hạn chế các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,...

       Không sử dụng các chất kích thích.

       Ngủ đủ giấc, hạn chế tình trạng bị căng thẳng kéo dài.

       Luôn bôi kem chống nắng và che chắn kỹ khi ra ngoài.

       Chỉ sử dụng những dòng mỹ phẩm chính hãng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm của da của mình.

       Những trường hợp muốn sử dụng thuốc có tác dụng tăng hay giảm melanin thì cần thăm khám bác sĩ trước và dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý uống thuốc để tránh các tác dụng phụ không đáng có.

       Trong quá trình dùng thuốc điều trị, nếu bạn nhận thấy hiện tượng tăng hay giảm sắc tố da thì nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được có hướng xử lý phù hợp.

Trên đây là những thông tin có liên quan đến chủ đề sắc tố da là gì và những thông tin liên quan khác. Nếu nhận thấy làn da của mình đang có dấu hiệu bất thường, bạn hãy đi thăm khám ngay để được điều trị. Một địa chỉ bạn không nên bỏ qua là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm.

BS Vân đã duyệt

Từ khoá: sắc tố da là gì

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ