Tin tức
Sàng lọc ung thư cổ tử cung như thế nào và cách phòng ngừa bệnh
- 01/02/2024 | Ai có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung cao và dấu hiệu nhận biết
- 01/03/2024 | Giúp chị em hiểu hơn về bệnh lý ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa
- 01/02/2024 | Tầm soát ung thư cổ tử cung - thói quen nên có của chị em phụ nữ
1. Nguyên nhân gây nên bệnh ung thư cổ tử cung
1.1. Ung thư cổ tử cung là bệnh như thế nào?
Ung thư cổ tử cung là khối u ác tính khởi phát tại cổ tử cung trong đó thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm 80 - 90%), ung thư tế bào tuyến ít gặp hơn (chiếm khoảng 10 - 20%). Bệnh lý này có xu hướng phát triển ở phụ nữ độ tuổi 35 - 44. Trường hợp trên 65 tuổi nếu phát hiện bị ung thư cổ tử cung thì chủ yếu là trước đó đã không tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.
Các chủng HPV có nguy cơ đột biến tế bào gây ung thư cổ tử cung
1.2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung
HPV là nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành ung thư cổ tử cung. Virus này xâm nhập vào tế bào, khiến tế bào bị biến đổi. Có hơn 200 chủng HPV nhưng trong số đó chỉ có khoảng 15 type có thể tiến triển ung thư. Trong đó, HPV nhóm 16, 18, 31, 58, 45, 56 liên quan nhiều đến ung thư cổ tử cung xâm nhập và tổn thương loạn sản nghiêm trọng.
HPV nhóm 18 liên quan đến ung thư biểu mô kém biệt hoá cổ tử cung, ung thư biểu mô tuyến, tỷ lệ di căn và khả năng tái phát. HPV nhóm 16 liên quan đến ung thư biểu mô vảy sừng hóa, ít tái phát.
Ngoài tác nhân chính là virus HPV thì bệnh ung thư cổ tử cung cũng có thể do các yếu tố nguy cơ như: hút thuốc, herpes sinh dục, suy giảm miễn dịch, hành vi tình dục,...
2. Trường hợp nào nên thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Sàng lọc ung thư cổ tử cung được khuyến khích thực hiện với:
- Phụ nữ từ 21 tuổi, nhất là độ tuổi trung niên chưa từng sàng lọc ung thư cổ tử cung và thuộc nhóm có nguy cơ cao.
- Bị bệnh phụ khoa mạn tính.
- Có quan hệ tình dục ít nhất với 2 bạn tình.
- Mang thai trước độ tuổi 20 hoặc mang thai nhiều lần.
- Có tiền sử đối với bệnh lây truyền đường tình dục.
- Nhóm nguy cơ cao: dùng chất kích thích trong thời gian dài, hút thuốc lá, miễn dịch suy giảm,...
Các tế bào cổ tử cung cần 3 - 5 năm để có thể biến đổi gây ung thư. Vì thế, việc thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung đều đặn sẽ phát hiện kịp thời các biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung trước khi tiến triển ung thư.
Người thường xuyên tái diễn bệnh lý phụ khoa nên sàng lọc ung thư cổ tử cung
3. Có thể sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng những phương pháp nào?
3.1. Xét nghiệm tế bào (Pap test)
Đây là xét nghiệm có khả năng phát hiện thay đổi của các tế bào có nguy cơ tiến triển khối u ác tính ở cổ tử cung. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng trong xét nghiệm là mẫu phết tế bào được lấy từ cổ tử cung.
Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tư thế nằm trên bàn khám, đặt chân vào giá đỡ phía cuối bàn, đầu gối hơi gập. Sau đó, bác sĩ dùng mỏ vịt để quan sát cổ tử cung kết hợp chổi lấy mẫu hoặc que phết tế bào chuyên dụng hoặc thìa nhỏ lấy mẫu tế bào để đưa đến phòng xét nghiệm nhằm tìm kiếm sự hiện diện của tế bào bất thường.
3.2. Xét nghiệm HPV
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung này có khả năng phát hiện sớm các chủng HPV có nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung. Mẫu bệnh phẩm thực hiện xét nghiệm là dịch và tế bào lấy từ cổ tử cung, âm đạo. Mẫu thu thập được sẽ tiến hành chiết tách trên máy phân tích để xác định sự có mặt của chủng virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp nữ giới xác định chính xác dấu hiệu bất thường ở cổ tử cung để có biện pháp can thiệp loại bỏ.
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên bệnh sử và độ tuổi sàng lọc. Xét nghiệm Pap thường được chỉ định cho độ tuổi 21 - 29 với thời gian 3 năm/lần và không khuyến cáo xét nghiệm HPV cho độ tuổi này. Riêng nhóm tuổi 30 - 65 được khuyến cáo cần đồng thời xét nghiệm HPV và Pap 5 năm/lần.
Lấy mẫu dịch tiết âm đạo để sàng lọc ung thư cổ tử cung
4. Làm gì sau khi có kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Kết quả sàng lọc ung thư cổ tử cung bất thường chưa có ý nghĩa khẳng định bị ung thư cổ tử cung. Nếu sàng lọc ung thư cổ tử cung cho kết quả bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết, soi cổ tử cung để đánh giá mức độ nghiêm trọng của biến đổi tế bào cổ tử cung.
Trường hợp đã thực hiện xét nghiệm bổ sung và có kết quả cho thấy biến đổi nguy cơ cao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhằm loại bỏ tế bào bất thường. Người bệnh cần thực hiện kiểm tra định kỳ theo đúng lịch mà bác sĩ đã hẹn để được đánh giá hiệu quả điều trị, kiểm soát nguy cơ tái phát.
5. Khi nào nên dừng sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Sau 65 tuổi phụ nữ có thể dừng sàng lọc ung thư cổ tử cung nếu:
- Không có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc bất thường tế bào cổ tử cung ở mức độ trung bình.
- Đã xét nghiệm Pap cho kết quả âm tính liên tiếp 3 lần hoặc kết quả âm tính liên tiếp 2 lần trong vòng 10 năm.
- Sàng lọc ung thư cổ tử cung trong vòng 5 năm gần nhất cho kết quả âm tính.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung là một bước quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bất thường cổ tử cung. Quý khách hàng cần tìm hiểu thêm hoặc cần xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung có thể liên hệ đặt lịch tại Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!