Tin tức
Sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không và cần lưu ý gì?
- 16/06/2024 | Cách chữa bấm lỗ tai bị mưng mủ tại nhà an toàn
- 30/11/2023 | Lỗ tai bị kêu lụp bụp là triệu chứng của bệnh gì?
- 30/06/2023 | Bấm lỗ tai có đau không, chăm sóc sau bấm như thế nào?
1. Sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không?
Bấm lỗ tai hay xỏ khuyên tai là một trong những cách làm đẹp được nhiều người yêu thích. Vị trí bấm có thể là dái tai, vành tai con, vành tai trong, vành tai giữa,… tùy vào sở thích của mỗi người. Trong đó, xỏ khuyên ở dái tai là phổ biến nhất và mau lành nhất, sau 6 - 8 tuần. Còn ở những vị trí khác, thời gian lành sẽ lâu hơn.
Nhưng có một lưu ý là bấm lỗ tai tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không biết cách chăm sóc, vệ sinh lỗ tai sau khi bấm. Vậy sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không? Bạn hoàn toàn có thể tắm gội bình thường ngay sau khi bấm lỗ tai. Quan trọng nhất là hạn chế để nước và dầu gội, sữa tắm dính vào lỗ xỏ. Trường hợp bị dính thì ngay sau khi tắm gội xong, bạn hãy dùng khăn sạch để lau khô vết thương, tránh để ẩm ướt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Bạn có thể gội đầu sau khi bấm lỗ tai nhưng không để nước và dầu gội dính vào tai
2. Lưu ý khi bấm lỗ tai
Để đảm bảo lỗ xỏ đẹp, mau lành, không gây biến chứng nhiễm trùng, áp xe thì khi bấm lỗ tai, bạn cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau.
- Vệ sinh, khử trùng các dụng cụ sẽ sử dụng trong khi bấm lỗ tai.
- Sát khuẩn vùng tai cẩn thận, đặc biệt là tại vị trí sẽ xỏ khuyên.
- Rửa tay bằng xà phòng và đeo găng tay trong khi bấm lỗ tai.
- Dùng bông thấm nước muối sinh lý lau sạch lỗ xỏ sau khi bấm.
- Đeo khuyên tai bằng chất liệu không gây dị ứng, kích ứng. Kiểu dáng khuyên tai càng đơn giản càng tốt.
3. Hướng dẫn vệ sinh sau khi bấm lỗ tai
Sau khi xỏ khuyên, tai của bạn có thể bị sưng đỏ, đau và nhạy cảm hơn. Nếu như vệ sinh, chăm sóc không đúng cách, tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng, dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ, áp xe, vừa tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe, vừa khiến vết bấm lỗ tai mất thẩm mỹ. Vì vậy, ngoài nắm bắt sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không, bạn cũng cần thực hiện tốt các hướng dẫn sau khi chăm sóc, vệ sinh lỗ xỏ.
Dùng nước muối vệ sinh tai
Nếu lỗ xỏ có máu chảy ra, bạn hãy dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng để làm sạch. Không để máu đọng và khô, vừa tăng nguy cơ viêm nhiễm, vừa gây cảm giác đau và khó chịu khi gỡ cục máu khô này.
Vệ sinh lỗ xỏ và vùng tai bằng tăm bông thấm nước muối
Không chạm tay vào lỗ xỏ
Đây là một trong những việc quan trọng để lỗ xỏ mau lành và tránh nhiễm trùng. Bởi như đã nói, sau khi bấm lỗ tai thì tai sẽ rất nhạy cảm. Trong khi đó, tay bạn chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn, nếu chạm vào lỗ xỏ sẽ tạo điều kiện để bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Vì vậy, không nên đưa tay chạm, sờ hay gãi lỗ xỏ lúc này. Nếu để vệ sinh lỗ xỏ thì tốt nhất là dùng tăm bông sạch.
Không để tóc chạm vùng tai
Tương tự, tóc cũng là nơi “trú ngụ” của vi khuẩn và bụi bẩn. Đặc biệt với những bạn không biết sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không và quyết định không gội cho đến khi lỗ xỏ lành hẳn thì mái tóc càng thêm bẩn. Nếu để tóc chạm vào vùng tai thì nguy cơ lỗ xỏ nhiễm trùng là rất cao. Để tránh tình trạng này, bạn hãy gội đầu sạch, làm khô tóc rồi buộc tóc lên. Khi ngủ, hãy hất tóc lên phía trên, đảm bảo giữa tóc và vùng tai luôn có khoảng cách nhất định.
Tránh các va chạm vào lỗ xỏ
Va chạm ở đây được hiểu là các phụ kiện, trang sức, quần áo, kẹp tóc chạm, dính vào lỗ xỏ gây đau, rách, chảy máu,… Tình trạng này khiến lỗ xỏ lâu lành hơn, đồng thời, làm tăng nguy cơ để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Do đó, sau khi bấm lỗ tai, bạn nên cẩn thận khi mặc quần áo, kẹp tóc và đeo trang sức. Ngoài ra, khi nằm ngủ, cần tránh những tư thế chèn, đè, ép hay gây áp lực lên vùng tai.
Hất tóc lên trên và nằm ngủ ở tư thế không “đụng chạm” vào tai
Không đi bơi
Mặc dù bạn có thể tắm gội ngay sau khi bấm lỗ tai nhưng nhất định phải tránh đi bơi và các hoạt động dưới nước, ít nhất là trong 2 tháng đầu. Bởi trong nước hồ bơi chứa nhiều tạp chất và hóa chất, nếu dính vào lỗ xỏ thì sẽ gây viêm nhiễm, khó lành. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các hoạt động gây đổ mồ hôi nhiều vì mồ hôi cũng là một trong các tác nhân làm lỗ xỏ bị kích ứng, nhiễm trùng.
Vệ sinh khuyên tai
Khi thấy lỗ xỏ có dấu hiệu lành (thường là sau 6 - 8 tuần) bạn hãy nhẹ nhàng gỡ khuyên tai ra và vệ sinh sạch sẽ cả khuyên tai và lỗ xỏ. Sau khi vệ sinh xong thì gắn khuyên tai vào, không nên để lâu vì da tại lỗ xỏ lúc này còn non, rất dễ liền lại. Nếu liền lại, bạn có thể phải bấm lỗ tai thêm lần nữa.
Ngoài các cách vệ sinh, chăm sóc lỗ xỏ nói trên, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày. Nên tránh ăn thịt gà, thịt bò, hải sản, đồ nếp,… vì những món ăn này có thể làm lỗ xỏ bị mưng mủ và để lại sẹo. Thay vào đó, hãy bổ sung cá hồi, cam, quýt, lưu vào bữa ăn vì những thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ mau lành sẹo.
Tránh thực phẩm làm lỗ xỏ khó lành, dễ mưng mủ như đồ nếp
Trường hợp tai gặp các biến chứng sau khi xỏ khuyên thì bạn cần đến gặp bác sĩ:
- Chảy máu sau 1 ngày không khỏi.
- Mưng mủ, chảy dịch vàng.
- Sưng, đau và ngứa kéo dài.
- Nổi hạch do dị ứng với dầu gội, sữa tắm hay phụ kiện khuyên tai.
Chúng ta đã cùng giải đáp sau khi bấm lỗ tai có nên gội đầu không và cách chăm sóc, vệ sinh sau khi xỏ khuyên. Mọi thắc mắc hay nhu cầu khám bệnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!