Tin tức
sgot ast là gì: giải đáp chi tiết
sgot (ast) la gi
SGOT (AST) là gì: giải đáp chi tiết
Trong gan có các loại men gan là enzyme giữ vai trò tổng hợp và chuyển hóa. Trường hợp gan bị tổn thương thì men gan thường tăng cao, thường gặp nhất là men gan SGOT (AST). Nếu bạn chưa biết SGOT (AST) là gì thì có thể tham khảo những nội dung sau đây để biết thêm về chỉ số này.
1. Chỉ số SGOT (AST) là gì?
Để giải thích khái niệm SGOT (AST) là gì thì bạn có thể hiểu rằng đây là tên gọi chung của một loại men gan. SGOT là tên gọi khác của AST. Khi có tổn thương hoặc hoại tử gan, thận, men gan AST sẽ được phóng thích một lượng lớn vào máu.
Mô phỏng cấu trúc men gan SGOT (AST)
Bình thường, SGOT (AST) thay đổi và có dao động trong ngưỡng an toàn tùy theo độ tuổi, giới tính, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng. Trường hợp tăng SGOT (AST) thì cần khám bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các kiểm tra giúp xác định nguyên nhân.
Vậy xét nghiệm SGOT (AST) là gì? Thực tế đây là xét nghiệm giúp xác định nồng độ AST trong máu, giúp phát hiện tổn thương và đánh giá chức năng gan. Để có chẩn đoán xác định tổn thương gan, bác sĩ thường kết hợp với các xét nghiệm hỗ trợ khác như xét nghiệm ALT.
Khi thực hiện kiểm tra sức khỏe, nếu biết SGOT (AST) là gì thì người bệnh có thể dễ dàng trao đổi mong muốn khắc phục của mình với bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh lý về gan, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm AST để đánh giá kết quả điều trị, có điều chỉnh tối ưu giúp người bệnh chủ động bảo vệ sức khỏe.
2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm chỉ số SGOT (AST)?
Xét nghiệm SGOT (AST) nên được thực hiện định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần. Khoảng thời gian này có thể thay đổi nếu phát hiện triệu chứng nghi ngờ rối loạn chức năng gan như:
- Buồn nôn và nôn.
- Căng, đau bụng, đáng chú ý nhất là đau hạ sườn phải.
- Ăn không thấy ngon miệng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
- Nổi mẩn ngứa mề đay.
- Vàng mắt, vàng da.
- Chân và mắt cá chân có hiện tượng phù nề.
- Bầm tím trên da.
- Nước tiểu có màu sẫm, phân nhạt màu.
Muốn đánh giá hiện trạng sức khỏe trong các trường hợp có nguy cơ sau đây, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm khác:
- Béo phì, thừa cân.
- Mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.
- Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh về gan.
- Tiền sử phơi nhiễm đối với các loại virus viêm gan.
- Thói quen hút thuốc lá và bia rượu.
- Môi trường làm việc có nhiều loại hóa chất độc hại.
Xét nghiệm SGOT (AST) giúp chẩn đoán bệnh lý về gan
3. Về kết quả xét nghiệm SGOT (AST)
3.1. Chỉ số AST tăng nhẹ
Tổn thương gan thường tăng nhẹ chỉ số SGOT. Trường hợp này, gan mới chỉ tổn thương nhẹ. Bệnh tắc mật, viêm gan virus cấp, di căn gan, xơ gan,... thường làm tăng nhẹ chỉ số AST. Ngoài ra, chấn thương cơ, xuất hiện cơn đau tim cũng có thể làm AST tăng nhẹ.
3.2. Chỉ số AST tăng vừa
Nếu AST cao hơn mức giới hạn trung bình 2 - 8 lần được xem là tăng vừa. Trường hợp này thường xuất hiện ở người bị viêm gan do rượu bia.
3.2. Chỉ số AST tăng cao
Chỉ
số AST tăng cao khi hoại tử tế bào gan do thuốc độc, hóa chất; trụy mạch trong
thời gian dài; viêm gan,... Trường hợp này, nguyên nhân tăng SGOT AST là gì có
thể xem xét đến các yếu tố:
- Viêm gan virus: bệnh lý này làm tăng chỉ số men gan và làm xuất hiện triệu
chứng nhiễm trùng như: vàng da, nước tiểu màu sẫm, vàng da, mệt mỏi,...
- Viêm gan tự miễn: hệ miễn dịch tự tấn công tế bào gan gây viêm và tăng chỉ số men gan. Lúc này, người bệnh thường bị mệt mỏi, phù nề, đau cơ, chán ăn,...
- Viêm gan do bia rượu: các chỉ số men gan tăng cao cũng thường gặp ở người uống nhiều bia rượu. Mức độ tổn thương gan do bia rượu tỉ lệ thuận với sự tăng lên của chỉ số men gan.
- Gan nhiễm mỡ không do rượu: làm tăng chỉ số SGOT nhưng dễ bị bỏ qua vì cho rằng đây là tình trạng sức khỏe lành tính. Nếu bệnh ở giai đoạn đang tiến triển có thể dẫn đến các biến chứng: xơ gan, ung thư gan.
- Bệnh lý khác: xơ gan, viêm gan mạn tính, ung thư gan,... đều làm tắc nghẽn lưu thông máu tới gan và làm men gan tăng cao.
- Bệnh về đường mật: viêm túi mật, sỏi mật, tắc đường mật, giun chui ống mật thường liên quan tới chỉ số men gan. Nếu đường dẫn mật bị tắc nghẽn, phù nề hoặc có tình trạng tắc nghẽn dịch mật thì sẽ khiến gan phải chịu nhiều tác động và tăng SGOT.
- Thuốc: dùng quá liều một số loại thuốc có thể làm tăng chỉ số SGOT, gây tổn thương gan, ngộ độc gan,... Thuốc thường gặp nhất là Amoxicillin, Isoniazid, Naproxen, Ibuprofen, Paracetamol,...
- Nguyên nhân khác: chấn thương cơ, vận động mạnh, loạn dưỡng cơ, hoại thư, viêm da cơ, sốt rét, đau tim, chấn thương cơ,... có thể làm tăng chỉ số SGOT.
Người bệnh được giải thích chỉ số SGOT (AST) là gì và tư vấn chi tiết kết quả xét nghiệm tại MEDLATEC
4. Lưu ý trước khi làm xét nghiệm AST
Nếu
đã biết được xét nghiệm SGOT (AST) là gì thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau
trước khi thực hiện xét nghiệm:
- Không cần nhịn ăn.
- Nên dừng thuốc lá, bia rượu, dừng dùng bất cứ loại thuốc nào trong 3 - 5 ngày trước khi lấy mẫu.
- Nghỉ ngơi, tránh lao động nặng sau khi đã được lấy máu.
- Kết quả xét nghiệm SGOT có thể bị ảnh hưởng nếu huyết thanh đục, vỡ hồng cầu,...
Về cơ bản, xét nghiệm SGOT (AST) phản ánh tương đối đúng tình trạng của gan. Nhờ kết quả xét nghiệm mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể, phù hợp với bệnh nhân. Vì thế, nếu nghi ngờ có dấu hiệu tổn thương gan thì bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, tư vấn, chẩn đoán và định hướng điều trị phù hợp.
Thường xuyên làm xét nghiệm men gan rất tốt cho quá trình đánh giá chức năng gan. Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu về SGOT (AST) là gì, hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tận nơi cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!