Tin tức
Siêu âm nhiều có hại không và cần lưu ý gì trước khi siêu âm
- 12/09/2019 | Sự khác nhau giữa siêu âm 2D và siêu âm 3D
- 13/09/2019 | Các mốc siêu âm thai nhi quan trọng mẹ bầu nên nhớ
- 13/09/2019 | Chi phí siêu âm 4D là bao nhiêu?
1. Siêu âm nhiều có hại không?
Siêu âm là phương pháp kiểm tra hoạt động dựa vào việc ứng dụng những sóng âm, ghi lại những hình ảnh bên trong bụng mẹ, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng phát triển của thai nhi.
Vì là sóng âm, nên nó gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu thực hiện ở mức độ vừa phải về cả thời gian lẫn tần suất. Vì vậy, siêu âm được đánh giá là phương pháp kiểm tra có độ an toàn cao, không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và mẹ như phương pháp chụp X-quang.
Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyên các sản phụ không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm. Siêu âm quá nhiều, vừa tốn tiền, tốn thời gian mà lại không cần thiết.
Theo các bác sĩ, đối với những thai phụ và thai nhi khỏe mạnh chỉ nên thực hiện siêu âm 3 lần trong cả thai kỳ bao gồm các mốc thời gian: con được 12 - 14 tuần tuổi, con được 21 - 24 tuần tuổi, con được 30 - 32 tuần tuổi.
Còn đối với những thai nhi có dấu hiệu bất thường, hoặc mẹ mắc bệnh lý thì có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện siêu âm nhiều hơn cụ thể đối với từng trường hợp. Mặc dù có thể đã được nghe các bác sĩ nói rất nhiều về những điều này nhưng thực trạng lạm dụng siêu âm ở Việt Nam diễn ra rất phổ biến.
Có những thai phụ có thai kỳ, thai nhi khỏe mạnh nhưng vẫn tiến hành đến 9 - 10 lần siêu âm trong cả thai kỳ. Một số người khác còn siêu âm tới 18 - 20 lần. Thực trạng này, có thể là do tính tò mò của các bậc cha mẹ và một phần nguyên nhân cũng có thể là do việc nổi lên quá nhiều các phòng khám tư nhân mà đôi khi vì việc kiếm tiền được đặt lên trên.
Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế an toàn, chất lượng.
Các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên quá lạm dụng siêu âm
2. Bác sĩ khuyến cáo nên siêu âm bao nhiêu lần?
Như đã nói ở trên có 3 mốc thời gian quan trọng và cũng là bắt buộc đối với những thai phụ và thai nhi khỏe mạnh được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện là :
Khi thai nhi được 12 - 14 tuần tuổi
Đây là mốc thời gian giúp bác sĩ có thể kiểm tra chính xác độ mờ da gáy của thai nhi, giúp ngăn ngừa các bất thường ở nhiễm sắc thể của thai thai nhi, là nguyên nhân gây ra các dị tật nguy hiểm như: tim bẩm sinh, Down, thoát vị cơ hoành,..
Sau mốc thời gian này, các kết quả đo độ mờ da gáy của thai nhi gần như là ko chính xác và không có ý nghĩa. Vì vậy, mẹ bầu hãy lưu ý để đi khám đúng hẹn. Ngoài ra, đây là cũng là thời điểm mà mẹ có thể biết chính xác được tuổi của con, qua đó bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ ngày sinh dự kiến.
Siêu âm thai tuần 12 - 14 là thời điểm tốt nhất để xác định độ mờ da gáy của con
Thời điểm con được 21 - 24 tuần tuổi
Ở thời điểm này, bác sĩ đã có thể khảo sát hình thể của con bao gồm những cơ quan bộ phận quan trọng như: cột sống, tim, phổi, não, hộp sọ,... qua đó giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường về hình thể của con.
Ngoài ra, ở thời điểm này, bác sĩ đã có thể khảo sát về bánh nhau và lượng nước ối của mẹ. Qua đó xác định tình trạng nước ối của mẹ là bình thường, thừa ối hay đa ối để có những phương pháp cân bằng lượng nước ối phù hợp.
Thai nhi được 30 - 32 tuần tuổi
Một số dấu hiệu bất thường ở tim, mạch máu, não,... thường xuất hiện vào những giai đoạn muộn của thai kỳ. Điều này có thể dẫn đến sót dị tật. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo thực hiện siêu âm vào giai đoạn này nhằm tầm soát lại các dị tật có thể xảy ra với con, đồng thời chẩn đoán cân nặng, nước ối, bánh nhau của mẹ,... Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cho mẹ những tiên lượng về việc sinh đẻ của mẹ sắp tới. Điều này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt với những trường hợp thai phụ có nguy cơ sinh trước ngày dự sinh.
Tuy nhiên, đây chỉ là số lần siêu âm đối với những thai phụ và thai nhi khỏe mạnh. Đối với những, thai kỳ có nguy cơ cao như cao huyết áp, tim sản,... thì sẽ được bác sĩ chỉ định siêu âm với số lần cũng như tần suất nhiều hơn vì những lý do y học.
Mẹ bầu nên thăm khám và siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ
3. Cần lưu ý điều gì trước khi tiến hành siêu âm?
- Thông thường thời gian siêu âm chỉ kéo dài từ 15 - 20 phút. Một số trường hợp có thể kéo dài hơn hoặc hẹn đến ngày hôm sau, do sự chuyển động của con hoặc do mẹ bị béo phì, lớp mỡ dưới da bụng quá dày, khiến cho bác sĩ khó có thể quan sát.
- Với thai nhỏ dưới 10 tuần tuổi, trước khi siêu âm, mẹ bầu nên uống nước trước 1 tiếng và nhịn tiểu. Điều này giúp cho bàng quang của mẹ căng ra, tạo thuận lợi cho quá trình siêu âm.
- Trước khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ quét lên bụng mẹ gel hoặc kem, giúp cho quá trình siêu âm đạt hiệu quả cao hơn.
Hãy là một người mẹ thông thái để bảo vệ tốt nhất cho sự phát triển của con yêu
Hi vọng những thông tin mà MEDLATEC vừa chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bầu có thể giải đáp thắc mắc siêu âm nhiều có hại không.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín đối với các thai phụ, được trang bị hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sỹ tay nghề cao. Để có thể đặt lịch thăm khám và siêu âm, hãy liên hệ ngay tới MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 565656.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!