Tin tức

Sỏi thận hình thành như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không?

Ngày 24/05/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bệnh sỏi thận không phải là bệnh hiếm gặp, thậm chí những trường hợp mắc bệnh ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là thói quen sinh hoạt không khoa học. Trên thực tế, không phải ai cũng có kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng tìm hiểu sỏi thận hình thành như thế nào, bệnh có nguy hiểm ra sao?

1. Cùng tìm hiểm sỏi thận hình thành như thế nào?

1.1. Sỏi thận hình thành như thế nào?

Bệnh sỏi thận xảy ra khi có hiện tượng lắng cặn chất khoáng trong nước tiểu, lâu ngày tích tụ lại, tạo thành sỏi. Sỏi này có thể tìm thấy ở thận, niệu quản và bàng quang.

Sỏi thận hình thành như thế nào

Sỏi thận là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Ban đầu, sỏi thường rất bé, nhưng qua thời gian, chúng sẽ to dần lên và gây ra triệu chứng. Một số loại sỏi thận có thể kể đến là sỏi canxi oxalat, sỏi canxi photphat, struvite, sỏi axit uric, sỏi cysteine. Đây là cách phân loại dựa theo thành phần hóa học của sỏi và loại thường gặp nhất trong 5 loại kể trên là sỏi canxi oxalat.

Với những loại sỏi nhỏ, thông thường cơ thể sẽ tự đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu là phần lớn, cũng chính vì thế bệnh nhân sẽ không có biểu hiện gì, cũng không cảm nhận được có sỏi trong thận.

Đau lưng do sỏi thận

Đau lưng do sỏi thận

Nhưng ngược lại, các trường hợp sỏi to, có cạnh sắc bén,… thì cần phải được điều trị, thậm chí cần phẫu thuật, đồng thời bệnh nhân cũng sẽ gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như những cơn đau quặn bụng do sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu,…

1.2. Những nguyên nhân nào gây sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

Uống nước quá ít: Khi chúng ta uống không đủ nước thì lượng nước tiểu sẽ ít hơn, đậm màu hơn, cô đắc hơn và rất dễ dẫn đến hiện tượng lắng cặn, kết tinh khoáng chất và hình thành sỏi.

Một số dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, chẳng hạn như thận, bàng quang, niệu quản: Những bất thường này sẽ có thể khiến cho nước tiểu không thể thoát hết ra bên ngoài và có xu hướng tích trữ lâu hơn trong cơ thể, theo thời gian sẽ tạo ra tình trạng sỏi thận.

Các trường hợp mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang,… cũng dễ khiến cho nước tiểu đọng ở khe kẽ và tạo sỏi.

Một số bệnh nhân gặp phải chấn thương và không thể đi lại được trong một thời gian dài cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Vì một lý do nào đó khiến bạn bị viêm đường tiết niệu lâu ngày, bệnh tái phát nhiều lần,… Những trường hợp này cũng cần phải lưu ý nhiều hơn về tình trạng sỏi thận. Vì khi vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, chúng có thể tạo mủ, lắng đọng những chất bài tiết ở đường tiết niệu và tạo sỏi.

Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh lâu dài cũng có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, một nguyên nhân cũng rất phổ biến khác có thể gây hình thành sỏi thận chính là do thói quen ăn uống không hợp lý. Đặc biệt, khi ăn quá nhiều những thực phẩm giàu Oxalat kết hợp với canxi sẽ dẫn đến hình thành sỏi canxi-oxalat. Một số thực phẩm này bao gồm, rau chân vịt, cần tây, củ dền, cải xoăn,… Bên cạnh đỏ, ăn nhiều muối, uống nước có gas thường xuyên, hoặc ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân gây bệnh.

2. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

2.1. Những triệu chứng của bệnh sỏi thận

Ban đầu, bệnh không gây ra triệu chứng vì sỏi còn nhỏ. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi tăng lên, bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện cụ thể như sau:

Đau lưng, đau mạn sườn hay bắp đùi: Sỏi dẫn đến sự tắc nghẽn đường tiểu hoặc gây ra tình trạng cọ xát khiến bệnh nhân đau đớn. Sỏi càng to thì mức độ đau càng tăng lên.

Tiểu nhiều lần, tiểu buốt là biểu hiện của bệnh sỏi thận

Tiểu nhiều lần, tiểu buốt là biểu hiện của bệnh sỏi thận

Khi đi tiểu, sỏi thận có thể di chuyển và khiến bệnh nhân đau buốt. Thậm chí, sỏi cọ xát vào thận, bàng quang, niệu quản cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu, nhưng vì lượng máu không nhiều, nên cần phải quan sát trong kính hiển vi mới có thể nhận ra có lẫn máu trong nước tiểu.

Tiểu dắt: Người bị bệnh sỏi thận thường xuyên buồn tiểu, có thể đi tiểu nhiều lần nhưng lượng tiểu thường rất ít.

Vì sỏi thận có thể tác động đến đường tiêu hóa, vì thế, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng nôn hoặc buồn nôn.

Một số trường hợp sỏi thận gây ra nhiễm đường tiết niệu có thể xảy ra tình trạng sốt, ớn lạnh.

Nếu gặp phải những triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

2.2. Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng như sau:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Khi sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc thận sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi, phát triển.

Viêm bể thận cấp: Nhiễm khuẩn nghiêm trọng chính là nguyên nhân dẫn tới viêm bể thận cấp, rất nguy hiểm.

Viêm bể thận mãn tính: Viêm bể thận cấp không được khắc phục sớm, tái phát nhiều lần có thể gây viêm bể thận mãn tính, khiến thận bị suy giảm chức năng,…

Ứ nước bể thận: Mỗi một mức độ ứ nước sẽ ứng với những cấp độ nguy hiểm khác nhau. Chẳng hạn tình trạng ứ nước khiến niệu quản giãn rộng, nhu mô thận khó phục hồi,... và nguy hiểm hơn là tăng áp lực lọc, gây co mạch thận, thậm chí khiến tủy thận bị hủy hoại,…

Ứ mủ bể thận: Đây là một biến chứng vô cùng nghiêm trọng, khi đó, thận bệnh nhân sưng to và đau.

Uống nhiều nước để phòng ngừa bệnh sỏi thận

Uống nhiều nước để phòng ngừa bệnh sỏi thận

Suy thận cấp: Nếu để xảy ra tình trạng suy thận cấp mà không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Suy thận mạn tính khiến bệnh nhân điều trị lâu dài và tốn kém bằng một số phương pháp như chạy thận nhân tạo, ghép thận,…

Qua những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về việc sỏi thận hình thành như thế nào và bệnh nguy hiểm ra sao. Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn nên chủ động đi khám để phát hiện sớm và đào thải sỏi để phòng ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 1900 56 56 56 để được đặt lịch khám sớm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ