Tin tức

Sự nguy hiểm của phơi nhiễm Styrene

Ngày 09/06/2020
KTV. Vũ Thị Nga - Trung tâm Xét nghiệm
Một câu hỏi được đặt ra và nhận được rất nhiều sự quan tâm sau sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà xảy ra gần đây là Styrene là gì? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe không và ảnh hưởng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những điều mà bạn đang thắc mắc.

1. Styrene là gì?

Styrene là một hợp chất hữu cơ được sử dụng trong công nghiệp để sản xuất ra các sản phẩm bằng nhựa polystyrene và một số nhựa khác, ngoài ra nó còn được dùng để tổng hợp các loại nhựa trao đổi ion hay các hợp chất copolymer. Mỗi năm trên toàn thế giới có khoảng 7 triệu tấn các vật dụng có chứa styrene được sản xuất. 

Nguồn nước bị ô nhiễm có chứa styrene

Hình 1: Nguồn nước bị ô nhiễm có chứa styrene

Styrene là một loại chất lỏng nhẹ hơn nước, không màu, ít tan trong nước nhưng lại dễ dàng bay hơi, khi đậm đặc thì có mùi khó chịu. Có thể phát hiện ra mùi của nó trong nước khi nồng độ của nó trên 0,73 mg/L. Chất hữu cơ này có khả năng xâm nhập vào nguồn đất, nước, không khí thông qua các quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ.

Cơ thể hấp thụ styrene chủ yếu qua đường nước hoặc không khí. Nó chủ yếu được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nó phát tán ra môi trường qua các khói bụi từ các nhà máy, khói xe máy, ô tô, khói thuốc lá, ngoài ra còn tìm thấy trong nguồn nước ngầm, nước máy hoặc mẫu đất bị ô nhiễm.

2. Styrene có gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Tiếp xúc với styrene ở nồng độ cao có thể gây kích ứng lên màng nhầy của hệ hô hấp, mắt, ngoài ra nó còn tác động lên hệ tiêu hóa. Các nghiên cứu đã thực hiện thực nghiệm trên chuột cho thấy nó có mức gây độc từ thấp đến vừa khi hít vào và nuốt phải.

Hình 2: Tác hại của styrene đối với sức khỏe

Hình 2: Tác hại của styrene đối với sức khỏe

Tiếp xúc với chất này trong khoảng thời gian dài (mạn tính) có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương với sự xuất hiện của các triệu chứng ban đầu như đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (phản xạ chậm, trí nhớ kém, thị giác kém, trí tuệ giảm sút), mắc các bệnh thần kinh ngoại biên, tác động đến hoạt động của enzyme trong thận khi hít hay nuốt phải nó. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến máu, dạ dày, gan, thận. Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy việc phơi nhiễm styrene trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư hạch.

Styrene có thể gây ra các hiệu ứng hệ thần kinh nhẹ và có thể tiến triển nặng hơn nếu phơi nhiễm nơi làm việc không được kiểm soát.

Khi phơi nhiễm vượt quá 50 ppm (trung bình theo thời gian 8 giờ), nó có thể gây ra các hiệu ứng hệ thần kinh tạm thời như buồn ngủ và phản ứng chậm.

Độc tính trên tai: phơi nhiễm styrene có ảnh hưởng xấu đến thính giác. Trong các nghiên cứu được thực hiện trước năm 2009, người ta đã tìm thấy bằng chứng hạn chế về mất thính lực do styrene ở người lao động do tiếp xúc với tiếng ồn và các dung môi khác. Không có khiếm khuyết thính giác được tìm thấy ở những công nhân tiếp xúc với nó trong 10 năm trong môi trường có nồng độ chất này từ 12,5 ppm đến 50 ppm. Tuy nhiên, có một dấu hiệu cho thấy mất thính lực do styrene ở những công nhân tiếp xúc với nồng độ cao trong khoảng 25 - 33 ppm từ 15 đến 26 năm. Phơi nhiễm với nồng độ chất này cao hơn (80-100 ppm) trong hơn 10 năm có thể gây ra tình trạng mất thính giác hoàn toàn.

Tầm nhìn màu: sự thiếu hụt thị lực màu (mù màu) cũng có liên quan đến phơi nhiễm nghề nghiệp với nó.

Sự xuất hiện của styrene trong thực phẩm chế biến có thể được coi là có liên quan đến việc sử dụng bao bì, hộp đựng hoặc vật liệu chuẩn bị được sản xuất từ styrene.

Sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm có thể bị nhiễm styrene

Hình 3: Sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm có thể bị nhiễm styrene

Nó được hấp thụ vào cơ thể và được đào thải chủ yếu qua nước tiểu nên có thể phát hiện được qua xét nghiệm nồng độ styrene trong máu hoặc trong nước tiểu 24 giờ.

3. Những người có nguy cơ phơi nhiễm vời styrene

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) đối với những người không hút thuốc lá và không sống ở khu có sản xuất công nghiệp mức phơi nhiễm trong cộng đồng thường khoảng 40 µg/người/ngày. Trong đó, phơi nhiễm với chất này trong không khí xung quanh khoảng 2 µg/ngày, còn hít phải khí thải giao thông thì phơi nhiễm khoảng 10 - 50 µg/ngày, do việc sử dụng các thực phẩm đựng trong các đồ hộp làm từ polystyrene nên phơi nhiễm từ thực phẩm khoảng 5 µg/ngày, còn phơi nhiễm từ nước uống thì rất nhỏ.

Đối với những người hút thuốc lá thì nguồn phơi nhiễm chính là từ khói thuốc lá và ước tính nếu hút 10 - 20 điếu thuốc/ngày thì mức phơi nhiễm có thể lên tới 500 µg/ngày. Do vây phơi nhiễm với styren ở người hút thuốc lá thường cao gấp khoảng 6 lần so với người không hút thuốc. 

Chất này dễ dàng hấp thụ vào máu khi ăn uống, hít thở và sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể, chủ yếu qua đường nước tiểu. Các nghiên cứu thực nghiệm trên chuột cho thấy sau khi phơi nhiễm với styren thì trong vòng 24 giờ nó sẽ bị đào thải khoảng hơn 90% qua đường nước tiểu, ngoài ra khoảng 2% được tìm thấy trong phân.

Sử dụng nguồn nước đã qua xử lý giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm

Hình 4: Sử dụng nguồn nước đã qua xử lý giúp giảm nguy cơ phơi nhiễm

Bất kỳ ai cũng có thể bị phơi nhiễm với styrene tại nơi làm việc, ở ngoài môi trường và thậm chí là ở nhà. Nồng độ chất này trong nước sinh hoạt đã xử lý thường rất nhỏ và không có khả năng gây hại. Từ không khí ô nhiễm ở các khu công nghiệp sản xuất nhựa, khói thuốc lá, nước uống và thực phẩm cũng có thể gây ra phơi nhiễm với Styrene. Vì vậy những người sinh sống ở những khu vực có nguy cơ phơi nhiễm cao nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp cùng với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại luôn nhận được sự tin tưởng của các bác sĩ và khách hàng. Hiện nay bệnh viện còn tiếp nhận bảo lãnh thẻ bảo hiểm cho gần 40 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm giảm bớt gánh nặng cho người dân.

Gọi điện đến tổng đài 1900 565656 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Từ khoá: Styrene

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.