Tin tức
Suy nút xoang - Bệnh lý về rối loạn nhịp tim không thể xem thường
- 29/10/2024 | Vòng tuần hoàn của tim - tìm hiểu về cơ chế hoạt động và các bệnh lý liên quan
- 29/10/2024 | Vị trí nghe tim - Tìm hiểu phương pháp, quy trình và cách đọc kết quả
- 01/11/2024 | Đừng vội xem nhẹ khi chỉ số đo huyết áp và nhịp tim bất thường
- 05/11/2024 | Sản phụ sau sinh xuất hiện ho, khó thở, cảnh giác với bệnh lý cơ tim chu sản nguy hiểm
- 14/11/2024 | Bệnh tim có nên uống nhiều nước? Lợi ích và những lưu ý khi uống nước cho người mắc bệnh tim
1. Suy nút xoang là bệnh gì?
Trong cơ thể, nút xoang giữ vai trò như bộ phận đảm nhiệm chức năng tạo nhịp tim tự nhiên. Suy nút xoang là hội chứng liên quan đến tình trạng rối loạn nhịp tim, tác động đến nút xoang. Tình trạng bệnh lý này khiến nhịp tim bị chậm lại, hoặc khiến thời gian nghỉ của tim kéo dài hơn bình thường giữa các lần tim đập. Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như suy tim.
Suy nút xoang khiến nhịp tim bị chậm lại
Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị suy nút xoang cần phải gắn máy tạo nhịp để duy trì nhịp tim ổn định. Mặc dù không phải bệnh lý về tim mạch hay gặp nhưng càng lớn tuổi, nguy cơ cơ thể bị suy nút xoang lại càng cao.
2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy nút xoang
Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy nút xoang gây rối loạn nhịp tim như:
- Mô tim bị hao mòn theo tuổi tuổi tác.
- Nút xoang bị tổn thương hoặc hình thành sẹo sau khi mổ tim.
- Ảnh hưởng của một số bệnh lý tim mạch.
- Bệnh lý viêm nhiễm, tác động đến tim.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, thuốc điều trị suy giảm trí nhớ Alzheimer.
- Ảnh hưởng của bệnh lý thần kinh cơ bắp.
- Tình trạng khó thở khi ngủ.
- Tác động của những đột biến di truyền hiếm gặp.
Người cao tuổi thường dễ bị suy nút xoang hơn
3. Triệu chứng thường gặp ở người bị suy nút xoang
Không phải ai bị suy nút xoang cũng biểu hiện triệu chứng. Điều này khiến bệnh lý trở nên nguy hiểm, khó phát hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh vẫn biểu hiện một vài dấu hiệu biến đổi nhẹ như cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Nặng hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy đau tức ngực, ngất lịm, suy tim.
Ngoài ra cũng có những trường hợp, triệu chứng người bệnh gặp phải lại rõ nét hơn. Cụ thể như:
- Hồi hộp, đánh trống ngực.
- Cảm thấy đau, khó chịu tại vùng ngực.
- Thở hụt hơi.
- Giảm khả năng gắng sức.
- Hay bị lú lẫn.
- Chóng mặt hoặc bị choáng.
- Dễ bị ngất.
- Mạch đập chậm lại, dấu hiệu cho thấy nhịp tim.
Người bị rối loạn nhịp tim hay cảm thấy đau tức ngực
4. Hội chứng suy nút xoang có nguy hiểm không?
Suy nút xoang thường xuất hiện ở người trên 70 tuổi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, người trẻ tuổi vẫn mắc phải bệnh lý này. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
- Ngưng tim: Thời gian nghỉ giữa mỗi nhịp tim liên tiếp bị kéo dài, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
- Nhịp tim rối loạn: Nhịp tim thay đổi thất thường, lúc nhanh lúc chậm, tác động đến quá trình bơm máu truyền tới phổi và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
- Đau ngực, suy tim: Cơn đau ngực xuất hiện bất chợt dễ dẫn đến suy tim, làm cho mạng lưới mạch máu khó cung cấp đủ Oxy cho tế bào.
- Đột quỵ: Có thể xảy ra khi quá trình bơm máu, thuốc cung cấp dinh dưỡng cho não bộ bị gián đoạn. Người bị suy nút xoang có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Sảy thai: Suy nút xoang ở phụ nữ mang bầu dễ làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Cơ thể rơi vào trạng thái mất ý thức: Tình trạng này xảy ra khi tim suy khiến máu vận chuyển lên não bị giảm sút. Đây là một trong những nguyên nhân gây mất ý thức, hạ huyết áp.
- Tăng rủi ro trong khi thực hiện phẫu thuật: Người bị suy nút xoang có nguy cơ gặp phải rủi ro cao hơn người bình thường trong khi làm phẫu thuật, nhất là phẫu thuật tim.
Suy nút xoang làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
5.1. Chẩn đoán
5.1.1. Chẩn lâm sàng
Trong bước chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ thăm hỏi triệu chứng, kiểm tra tiểu sử bệnh lý,... Sau đó, bệnh nhân có thể tiếp tục được chỉ định làm thêm xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác.
5.1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ở người bị suy nút xoang không phải lúc nào cũng xuất hiện thường xuyên, người bệnh đôi khi sẽ chủ quan bỏ qua. Để chắc chắn hơn về kết quả, bác sĩ cần chỉ định cho bệnh nhân làm thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác. Chẳng hạn như:
- Điện tâm đồ: Giúp kiểm tra hoạt động của tim. Đây là phương pháp được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán suy nút xoang và nhiều bệnh lý tim mạch khác.
- Nghiệm pháp Atropin: Bệnh nhân lần lượt được tiêm tĩnh mạch Atropin, theo dõi nhịp tim trong khoảng 30 phút. Sau khoảng thời gian theo dõi nhịp tim, bác sĩ có thể đưa ra kết quả chẩn đoán người bệnh bị suy nút xoang hay không.
- Thăm dò điện tim sinh lý: Phương pháp chẩn đoán giúp kiểm tra hoạt động điện tim thể hiện theo dạng lưới biểu đồ. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ sẽ phần nào đánh giá được chức năng hoạt động của nút xoang, nút nhĩ, phát hiện nhiều dạng rối loạn nhịp tim.
Điện tâm đồ giúp kiểm tra tốc độ, hoạt động của tim
5.2. Điều trị
Hầu hết người bị rối loạn nhịp tim thường chỉ phát hiện khi cơ thể biểu hiện triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu. Đối với những trường hợp cấp tính, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng thuốc ổn định nhịp tim. Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng, theo dõi tác dụng phụ và thông báo khi thời dấu hiệu bất thường để được hướng dẫn xử lý.
Đối với trường hợp bệnh đã bắt đầu diễn biến nặng, bác sĩ có thể cân nhắc để người bệnh sử dụng thêm thiết bị hỗ trợ, nhằm ổn định nhịp tim, tránh biến chứng nguy hiểm hơn.
Hội chứng suy nút xoang càng nguy hiểm khi bệnh không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng, khiến người bệnh khó phát hiện sớm. Vì vậy nếu muốn chủ động điều trị kịp thời, bạn nên duy trì lịch khám sức khỏe tim mạch định kỳ tại những địa chỉ uy tín như Chuyên khoa Tim mạch thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!