Tin tức

Suy tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách nhận biết

Ngày 01/04/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Suy tĩnh mạch chi dưới là tình trạng phổ biến, thường gặp ở những người làm việc trong môi trường đứng lâu hoặc ít vận động. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu, loét chân không lành,... nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu rõ về nguyên nhân, cách nhận biết và phòng tránh suy tĩnh mạch nhé.

1.Suy tĩnh mạch chi dưới là gì? 

Suy tĩnh mạch chi dưới hay còn được gọi là giãn tĩnh mạch chân, là tình trạng suy giảm chức năng tĩnh mạch ở chân, khiến máu khó lưu thông trở về tim, dẫn đến ứ đọng và hình thành các đường tĩnh mạch nổi rõ trên bề mặt da. Bệnh thường diễn ra âm thầm và có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Chúng ta có thể nhận biết giãn tĩnh mạch chân qua những dấu hiệu điển hình như: 

  • Cảm giác nặng chân, tê bì hoặc đau nhức khi đứng lâu. 
  • Xuất hiện tình trạng sưng phù chân, đặc biệt là vào thời điểm cuối ngày. 
  • Cảm giác ngứa ran, châm chích và chuột rút vào ban đêm. 
  • Tĩnh mạch nổi rõ, căng phồng hoặc giãn nở bất thường. 
  • Giai đoạn nặng hơn, có thể xuất hiện loét chân ở vùng da bị suy tĩnh mạch. 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý khá nguy hiểm. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, ngay sau khi phát hiện một trong những dấu hiệu kể trên, bạn nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều trị cụ thể, hiệu quả. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc hay bất kỳ phương pháp điều trị nào khi chưa có sự tham vấn của bác sĩ. 

2.Nguyên nhân suy tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch chân do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm tuổi tác, môi trường làm việc phải đứng nhiều hoặc ít vận động, di truyền, béo phì, phụ nữ mang thai và thói quen sinh hoạt không điều độ. Dưới đây là thông tin chi tiết: 

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao tốc độ lão hóa càng nhanh, làm giảm sự đàn hồi của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Từ đó làm xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
  • Môi trường làm việc phải đứng quá nhiều hoặc ít vận động: Những người làm việc phải đứng lâu (giáo viên, nhân viên bán hàng,..) hoặc ít vận động (dân văn phòng) sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch chân. 
  • Di truyền: Gia đình có người bị giãn tĩnh mạch chân, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường. 
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên hệ tĩnh mạch và làm suy giảm chức năng van tĩnh mạch. Từ đó xuất hiện tình trạng giãn tĩnh mạch chân.
  • Phụ nữ mang thai: Sự phát triển của thai nhi sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch vùng chậu và chân, dễ dẫn đến suy tĩnh mạch chi dưới. 
  • Thói quen sinh hoạt không điều độ: Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khuya, ít vận động, ăn ít chất xơ và uống ít nước cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân. 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy giãn tĩnh mạch còn có thể được hình thành do chấn thương hoặc phẫu thuật chân, tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch,...), hút thuốc lá nhiều,...

Béo phì là một trong những nguyên nhân điển hình gây suy tĩnh mạch chi dướiBéo phì là một trong những nguyên nhân điển hình gây suy tĩnh mạch chi dưới

3.Suy tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không? 

Suy tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm: rối loạn huyết động học, viêm tĩnh mạch, chảy máu tĩnh mạch và thuyên tắc phổi. Thông tin cụ thể như sau: 

  • Rối loạn huyết động: Suy giảm chức năng tuần hoàn máu, làm tăng áp lực tĩnh mạch, gây sưng phù, đau nhức kéo dài và có thể dẫn đến loét tĩnh mạch. 
  • Loét tĩnh mạch chân: Trường hợp suy giãn mức độ nặng có thể làm loét tĩnh mạch chân, gây đau nhức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 
  • Viêm tĩnh mạch: Suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị đúng cách sẽ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn dòng máu. Và là tiền đề cho tiền trạng viêm tĩnh mạch phát triển. 
  • Chảy máu tĩnh mạch: Tĩnh mạch giãn quá mức và có thể bị vỡ, gây chảy máu khó kiểm soát. 
  • Thuyên tắc phổi: Cục máu đông do suy giãn tĩnh mạch có thể di chuyển đến phổi và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. 

Loét tĩnh mạch là biến chứng nguy hiểm do suy giãn tĩnh mạchLoét tĩnh mạch là biến chứng nguy hiểm do suy giãn tĩnh mạch

4.Phòng ngừa suy tĩnh mạch chân

Chúng ta có thể phòng ngừa suy tĩnh mạch chân bằng một số cách dưới đây: 

  • Thường xuyên tập luyện thể dục: Duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chân. Hãy bắt đầu với những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,...
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu: Để tránh giãn tĩnh mạch chân, bạn không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hãy đứng dậy đi lại thư giãn sau 30 - 60 phút làm việc. 
  • Nâng cao chân khi nghỉ ngơi: Hành động này giúp lưu thông máu và làm giảm áp lực lên hệ thống tĩnh mạch. Nhờ vậy sẽ hạn chế tình trạng giãn tĩnh mạch chân. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối, đồ ăn dầu mỡ và tăng cường bổ sung vitamin A, C sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. 
  • Mang tất chống giãn tĩnh mạch: Bạn có thể mang tất nén tĩnh mạch, giúp lưu thông máu và hạn chế sưng phù hiệu quả.
  • Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định, hợp lý giúp làm giảm áp lực đến hệ tĩnh mạch chân. 

Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chi dướiTập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chi dưới

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà bạn cần biết. Đây là tình trạng bệnh lý phổ biến, thường gặp ở những người phải đứng lâu hoặc ngồi nhiều. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, thuyên tắc phổi,... nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng đốt sóng cao tần hiện là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi kết quả tốt và tính an toàn cao. Và MEDLATEC là địa chỉ tiên phong trong thực hiện điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp này.

Nếu bạn có những thắc mắc liên quan hoặc mong muốn điều trị suy giãn tĩnh mạch, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ