Tin tức

Tác hại của cá mè: điều ít ai biết tới

Ngày 12/07/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Cá mè là thực phẩm khá quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, khi bàn về tác hại của cá mè thì nhiều người không biết đến. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ về những nguy cơ tiềm ẩn từ việc ăn cá mè để bạn biết cách sử dụng thực phẩm này an toàn cho bữa ăn của mình.

1. Cá mè trong một số bài thuốc chữa bệnh Đông y 

Cá mè là loại cá sông có vị ngọt, chắc thịt, giàu chất béo. Nhiều người dùng cá mè để chế biến thành các món ăn khác nhau để làm phong phú hơn cho bữa ăn gia đình như: cá mè kho dưa, cá mè nấu chua, cá mè kho tiêu,...

Đông y cho rằng cá mè có tính ấm, nhuận phế, ích tỳ vị, bổ não tủy. Nhiều bài thuốc Đông y đã sử dụng mật, mỡ và thịt cá mè để chữa bệnh như:

- Chữa suy nhược

+ Nguyên liệu: 30g khởi tử, 300g cá mè.

+ Cách thực hiện: bỏ phần xương và đầu cá mè, làm sạch và thái lát rồi cho thêm gừng, giá đỗ, hành lá, rau cần, gia vị vừa ăn, nấu nhừ cùng khởi tử sau đó ăn trong ngày. 

- Chữa thiếu sữa

+ Nguyên liệu: 10g củ nghệ, 30g hạt mướp, 1 con cá mè.

+ Cách thực hiện: đem tất cả nguyên liệu này chế biến thành món canh để dùng trong bữa ăn.

- Chữa chóng mặt hoa mắt

+ Nguyên liệu: 15g thiên ma, 1 đầu cá mè.

+ Cách thực hiện: đem tất cả nguyên liệu sơ chế sạch, thêm gia vị và nước nấu nhừ để ăn. Duy trì như vậy 5 - 7 ngày.

Cá mè là thực phẩm được dùng để chế biến thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình

Cá mè là thực phẩm được dùng để chế biến thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình

2. Tác hại của cá mè đối với sức khỏe

2.1. Dị ứng

Một trong những tác hại của cá mè và cũng là vấn đề đáng lo ngại nhất nhưng ít ai biết đến là khả năng gây dị ứng. Dị ứng cá mè xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các protein có trong cá. 

Các triệu chứng dị ứng cá mè thường xuất hiện nhanh chóng sau khi ăn và có thể rất nghiêm trọng: ngứa, phát ban đỏ, nổi mề đay, sưng môi, sưng lưỡi, sưng họng, ho, thở khò khè,... Trong những trường hợp nặng, có thể gây sốc phản vệ đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, nếu hệ tiêu hóa phản ứng lại với thành phần protein trong thịt cá thì sẽ xuất hiện dấu hiệu dị ứng như: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,...

Người có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng với cá mè

Người có cơ địa mẫn cảm có thể bị dị ứng với cá mè

2.2. Nguy cơ nhiễm độc

Cá mè nếu được nuôi ở các vùng nước bị ô nhiễm có thể chứa các chất gây độc hại. Những chất gây độc này có thể tích tụ trong cơ thể cá và khi con người tiêu thụ cá sẽ ảnh hưởng sức khỏe:

- Kim loại nặng 

+ Thủy ngân là một chất độc thần kinh có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như mất trí nhớ, run rẩy, giảm khả năng nhận thức.

+ Chì cũng có thể gây hại cho hệ thần kinh, gây ra các vấn đề về phát triển trí tuệ và hành vi, đặc biệt là ở trẻ em.

- Hóa chất công nghiệp

Tác hại của cá mè khi sống trong môi trường ô nhiễm nặng bởi hóa chất công nghiệp, nhất là PCB phải kể đến nguy cơ gây ung thư, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hệ sinh sản và hệ thần kinh. Những chất này tích tụ lâu ngày trong cá và khi thường xuyên tiêu thụ cá mè thì cơ thể con người dễ bị nhiễm độc.

- Chất thải nông nghiệp

Thuốc trừ sâu, phân bón và các hóa chất khác từ nông nghiệp có thể chảy vào nguồn nước nơi cá mè sinh sống, tích tụ trong cá và gây hại cho người tiêu thụ. Những chất này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như ngộ độc, các bệnh về gan và thận.

2.3. Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng

Cá mè có thể là vật chủ của giun sán như giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá gan,... Chúng ký sinh trong cơ thể cá. Khi con người ăn phải cá nhiễm giun sán do không được nấu chín kỹ thì chúng có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra:

- Đau bụng: tùy thuộc vào loại ký sinh trùng và mức độ nhiễm bệnh mà cơn đau bụng có thể nhẹ hoặc dữ dội.

- Tiêu chảy.

- Mệt mỏi, suy nhược, giảm hiệu suất làm việc và học tập.

3. Lưu ý khi sử dụng cá mè 

Nên mua từ nguồn cung cấp uy tín và nấu chín kỹ để tránh những các tác hại của cá mè

Nên mua từ nguồn cung cấp uy tín và nấu chín kỹ để tránh những các tác hại của cá mè

- Chọn nguồn cung cấp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Để giảm thiểu tác hại của cá mè, bạn nên chọn mua cá từ các nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo:

+ Cá được nuôi trồng trong môi trường sạch, không ô nhiễm.

+ Không dùng kháng sinh hay hóa chất trong quá trình nuôi.

- Chế biến đúng cách

Chế biến cá mè đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tận dụng được những giá trị dinh dưỡng thực phẩm này:

+ Rửa sạch cá trước khi nấu.

+ Tránh ăn cá mè tái hoặc sống thay vào đó cần nấu chín kỹ trước khi ăn.

+ Nên ăn cùng các loại thực phẩm khác, đặc biệt là rau củ để cân bằng dinh dưỡng.

- Ăn với lượng vừa đủ

Việc tiêu thụ cá mè nên được điều chỉnh hàm lượng sao cho hợp lý, không nên ăn quá nhiều để tránh gặp phải các nguy cơ tiềm ẩn. Tốt nhất chỉ nên ăn cá mè 1 - 2 lần/tuần

Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ việc tiêu thụ cá mè tương đối cao. Để tránh tác hại của cá mè nhiễm ký sinh trùng tốt nhất nên chế biến cá kỹ càng trước khi ăn, rửa sạch cá và dụng cụ chế biến để tránh lây nhiễm chéo. 

Ngoài ra, ăn nhiều cá mè có thể sinh nội nhiệt, gây khát nước. Người đang bị mụn nhọt, táo bón, lở loét không nên ăn các món ăn từ cá mè.

Nhìn chung, cá mè được xem là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng vẫn nên lưu tâm đến một số tác hại của cá mè để biết sử dụng đúng cách trong bữa ăn hàng ngày. Hiểu rõ về những nguy cơ tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp an toàn khi tiêu thụ thực phẩm này sẽ giúp bạn và gia đình có được những bữa ăn ngon miệng mà không phải lo lắng về các rủi ro không đáng có.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.