Tin tức
Mướp có tác dụng gì và thành phần dinh dưỡng trong mướp
- 25/04/2023 | Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe như thế nào?
- 19/05/2023 | Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà có tốt không?
- 09/06/2023 | Cách trị nám bằng lá tía tô đơn giản và hiệu quả cao
- 16/06/2024 | Chanh có vitamin gì? Tìm hiểu những lợi ích sức khỏe từ quả chanh
1. Thành phần dinh dưỡng cơ bản trong mướp
Mướp hay mướp hương có tên khoa học là Luffa Cylindrica, thuộc nhóm thực vật bầu bí. Mỗi quả mướp dài trung bình 20 đến 30cm. Bên cạnh sử dụng như một loại rau, người ta còn tận dụng xơ mướp già để làm búi cọ rửa.
Mướp rất giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể
Tại nước ta, mướp thường được sử dụng để chế biến thành các món canh, món xào. Loại quả này có vị ngọt, tính mát hỗ trợ thanh nhiệt.
Thực tế, mướp rất giàu vitamin, khoáng chất như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin B6, Kali, Magie, Photpho,... Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong mướp một số thành phần hóa học khác như Saponin, Galactan, Mannan, Choline, nhiều amino axit tự do,... Lượng calo, chất béo, Protein trong mướp ở mức thấp. Vì vậy, đây là loại thực phẩm rất tốt cho người cần giảm cân.
2. Ăn mướp có tác dụng gì?
2.1. Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do
Các chất chống oxy hóa tìm thấy trong mướp được cho là có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của gốc tự do. Trong đó, Zeaxanthin, Lutein là các số sắc tố hữu cơ, có tính oxy hóa tập trung nhiều trong mướp. Chúng có khả năng bảo vệ hệ cơ quan như, tim, đồng thời giúp phòng ngừa hiệu quả ung thư, cụ thể như ung thư tuyến tiền liệt.
Mướp rất giàu chất chống oxy hóa, kìm hãm hoạt động của gốc tự do
Phần vỏ của mỗi trái mướp chính là phần tập trung nhiều chất chống oxy hóa nhất. Vì vậy, trong quá trình chế biến, bạn nên tìm cách tận dụng vỏ mướp.
2.2. Kích thích hoạt động của đường tiêu hóa
Mướp là loại quả chứa khá nhiều nước, có tác dụng làm mềm phân hiệu quả, ngăn chặn tình trạng táo bón. Bên cạnh đó còn phải kể đến lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan dồi dào trong mướp. Vai trò chính của chất xơ hòa không hòa tan là thúc đẩy quá trình phân dịch chuyển trong đường ruột, giảm nguy cơ bị táo bón, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
Còn chất xơ hòa tan lại giống như nguồn dinh dưỡng nuôi vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này sau đó sẽ tham gia vào quá trình tổng hợp chuỗi axit béo (SCFAs), là nguyên liệu nuôi dưỡng tế bào. Ngoài ra, SCFAs còn có khả năng làm giảm tình trạng viêm, phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
2.3. Cân bằng lượng đường trong máu
Một số hợp chất trong mướp có khả năng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu. Nếu đang bị tiểu đường, cần giảm bớt lượng card dung nạp, bạn nên bổ sung mướp vào khẩu phần ăn. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, chế độ ăn ưu tiên chất xơ từ rau xanh, trái cây như mướp được cho là có thể phòng ngừa tiểu đường tuýp 2.
Người bị tiểu đường nên ưu tiên bổ sung mướp vào khẩu phần ăn
2.4. Cải thiện chức năng hệ tim mạch
Những người ưu tiên bổ sung chất xơ vào chế độ ăn thường ít bị mắc bệnh tim mạch hơn. Theo phân tích, Pectin có trong mướp là một dạng chất xơ hòa tan, có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và cholesterol toàn phần, từ đó giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch hiệu quả và giúp hạn chế phần nào biến chứng tim mạch.
Ngoài ra, lượng Kali trong mướp tương đối dồi dào. Đây là loại khoáng chất hỗ trợ giảm huyết quả thông qua cơ chế tác động giãn mạch.
2.5. Cải thiện thị lực
Ngoài tác dụng cải thiện chức năng tim mạch, cân bằng lượng đường trong máu, thành phần trong mướp như Vitamin C, Beta Caroten còn giúp cải thiện thị lực.
Beta Caroten trong mướp giúp mắt sáng
Trong mỗi trái mướp có chứa chất chống oxy hóa như Lutein, Zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa này thường tích tụ tại võng mạc, giúp mắt sáng, phòng ngừa bệnh lý liên quan đến lão hóa mắt như bệnh thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi.
Để phòng ngừa bệnh lý đục thủy tinh thể, bạn cũng nên ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa Zeaxanthin và Lutein như mướp vào chế độ ăn.
2.6. Giúp giảm cân
Mướp là thực phẩm lý tưởng cho người muốn giảm cân bởi lượng calo trong mướp cực thấp, cùng với đó là lượng nước lớn giúp duy trì cảm giác no. Lượng chất xơ tương đối cao trong loại quả này cũng góp phần tăng cường hiệu quả giảm cân nhờ cơ chế tác động, giảm cảm giác thèm ăn.
Vì vậy, nếu đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn duy trì vóc dáng thon gọn, bạn nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và nước như mướp.
2.7. Một số tác dụng khác
Ngoài 6 tác dụng kể trên, mướp còn được cho là có tác dụng phòng ung thư, tăng cường độ chắc chắn của xương khớp, hỗ trợ tuyến tiền liệt, thúc đẩy chức năng của tuyến giáp, cụ thể như:
- Phòng ngừa ung thư: Các chất chống Oxy hóa trong mướp có thể phần nào kìm hãm hoạt động của gốc tự do, hạn chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh ung thư.
- Giúp xương khớp chắc khỏe hơn: Chất chống oxy hóa như Vitamin K, Magie, Zeaxanthin, Lutein là thành phần tốt cho xương khớp, giúp duy trì khung xương vững chắc.
- Hỗ trợ tuyến tiền liệt: Một số thành phần dưỡng chất tìm thấy trong hạt mướp được cho là có khả năng kìm hãm tốc độ tăng sản tuyến tiền liệt. Nhờ vậy, tuyến tiền liệt sẽ hoạt động ổn định hơn, hạn chế tình trạng khó tiểu, suy giảm khả năng tình dục.
- Hỗ trợ chức năng của tuyến giáp: Nhiều hợp chất tìm thấy trong vỏ mướp có thể duy trì sự ổn định của hormone tại tuyến giáp. Tuy vậy, giới khoa học vẫn cần thêm thời gian để nghiên cứu, khẳng định tác dụng này.
3. Lưu ý khi kết hợp mướp với các loại thực phẩm khác
Tuy rằng có nhiều tác dụng tốt nhưng mướp không phải lúc nào cũng phù hợp để kết hợp với tất cả các loại thực phẩm.
Bạn không nên kết hợp mướp cùng củ cải trắng
Cụ thể, dưới đây là một số loại thực phẩm không phù hợp để ăn, chế biến cùng mướp:
- Cá chạch: Hàm lượng Vitamin B1 trong mướp dễ tương tác với enzyme trong cá chạch. Khi đó, Vitamin B1 có xu hướng bị phân hủy, không còn phát huy tốt tác dụng với cơ thể.
- Củ cải trắng: Loại củ này có tính hàn tương tự như mướp. Vì thế khi kết hợp với nhau, món ăn dễ gây đau bụng hoặc lạnh bụng.
- Cải bó xôi: Cả mướp và cải bó xôi đều có tính hàn, tập trung hàm lượng chất xơ cao. Khi ăn đồng thời 2 loại thực phẩm này, nhu động ruột dễ bị kích thích, tăng tình trạng rối loạn đường ruột như tiêu chảy, đau bụng,...
Mướp là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ an toàn. Loại quả này đặc biệt phù hợp với người cần giảm cân, người bị tiểu đường, người cần phòng ngừa biến chứng tim mạch và các bệnh lý nguy hiểm khác. Mong rằng sau khi tham khảo phần phân tích của MEDLATEC, bạn đã biết rõ ăn mướp có tác dụng gì và lưu ý khi kết hợp mướp với những loại thực phẩm khác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!