Tin tức
Nước mía nấu với gừng có tác dụng gì: khám phá những lợi ích bất ngờ không phải ai cũng biết
- 22/05/2023 | Như thế nào là uống nước cam đúng cách??
- 03/06/2023 | Uống nước đậu đen có tốt cho thận không và nên uống thế nào?
- 01/07/2024 | Uống nước bí đao có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng nước bí đao
1. Thành phần dinh dưỡng có trong nước mía và gừng
1.1. Nước mía
Nước mía được chiết xuất từ cây mía nên chứa nhiều dưỡng chất cần cho cơ thể như:
- Đường tự nhiên: nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể.
- Khoáng chất: canxi, sắt, kali và magie trong nước mía giúp duy trì cân bằng điện giải và hỗ trợ chức năng của hệ cơ.
- Chất xơ: hỗ trợ tiêu hóa và giảm cholesterol.
Tham khảo thành phần dinh dưỡng của cây mía
1.2. Gừng
Gừng vừa là một loại gia vị vừa là thảo dược giàu thành phần dinh dưỡng:
- Gingerol: khả năng chống viêm và chống oxy hóa.
- Vitamin và khoáng chất: vitamin C, B6, magie và kali.
- Chất chống viêm: giảm viêm nhiễm và đau nhức.
2. Nước mía nấu với gừng có tác dụng gì trong chăm sóc sức khỏe thường ngày?
2.1. Tăng cường miễn dịch
Khi băn khoăn nước mía nấu với gừng có tác dụng gì, ít ai biết rằng đây là thức uống rất tốt cho hệ miễn dịch. Gừng chứa gingerol - hợp chất có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Gingerol giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khi kết hợp với nước mía - nguồn cung cấp năng lượng giàu vitamin và khoáng chất sẽ tạo nên thức uống giúp nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ bị cảm cúm, cảm lạnh.
Uống nước mía và gừng có thể giúp duy trì sức khỏe ổn định và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng.
2.2. Hỗ trợ tiêu hóa
Nước mía nấu với gừng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng đầy hơi, buồn nôn và khó tiêu. Trên phương diện này, nước mía nấu với gừng có tác dụng gì được giải thích như sau:
- Gừng kích thích sản xuất dịch tiêu hóa và tăng cường sự vận động của dạ dày và ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru.
- Nước mía giàu chất xơ tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
2.3. Giảm viêm nhiễm
Gừng là một trong những thảo dược có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể giảm các triệu chứng viêm khớp và đau nhức xương. Khi kết hợp với nước mía - nguồn dinh dưỡng giàu chất chống oxy hóa sẽ tạo thành thức uống giảm viêm, làm dịu các cơn đau do viêm nhiễm. Công dụng này đặc biệt hữu ích đối với người bị viêm khớp hoặc các bệnh lý viêm nhiễm mạn tính.
Nước mía nấu với gừng có thể hỗ trợ giảm viêm nhiễm xương khớp
2.4. Cải thiện lưu thông máu
Tính ấm của củ gừng giúp giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Uống nước mía nấu với gừng vì thế có thể tăng cường tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể.
Nước mía kết hợp với gừng là nguồn cung cấp năng lượng để bạn cảm thấy năng động và khỏe khoắn hơn.
2.5. Hỗ trợ giảm cân
Củ gừng có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể đốt cháy calo hiệu quả. Nước mía tuy ngọt nhưng lại chứa đường tự nhiên và ít calo hơn so với các loại đồ uống có đường khác.
Bởi vậy, nước mía nấu gừng là giúp cơ thể được cung cấp thêm năng lượng mà không lo tích tụ mỡ thừa. Điều này rất có ích đối với quá trình giảm cân tự nhiên, lành mạnh. Uống nước mía nấu gừng có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì vóc dáng lý tưởng.
2.6. Tốt cho tim mạch
Nếu bạn đang quan tâm nước mía nấu với gừng có tác dụng gì với hệ tim mạch thì chớ nên bỏ qua thức uống này. Thành phần kali và magie trong nước mía có thể điều hòa huyết áp, hỗ trợ sự khỏe mạnh của chức năng tim mạch. Gừng có thể giảm mức cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Sự kết hợp giữa gừng và nước mía tạo nên thức uống giúp duy trì nhịp tim ổn định, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
2.7. Cải thiện tâm trạng
Gừng giúp làm dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu. Nước mía cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì tinh thần tỉnh táo và tăng cường sự tập trung. Uống nước mía nấu gừng vừa giảm mệt mỏi vừa giúp bạn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
2.8. Phòng ngừa một số bệnh lý
Nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, nước mía nấu với gừng có thể giúp phòng ngừa một số bệnh lý như tiểu đường, ung thư, bệnh về gan,... Nước mía nấu với gừng có tác dụng gì còn phải kể đến vai trò cung cấp năng lượng để duy trì cơ thể khỏe mạnh và sung sức.
3. Cách nấu nước mía với gừng và lưu ý khi sử dụng
3.1. Cách nấu nước mía với gừng
Biết được nước mía nấu với gừng có tác dụng gì bạn sẽ khai thác tốt hai nguyên liệu này để bảo vệ sức khỏe
Nếu bạn đã biết nước mía nấu với gừng có tác dụng gì và muốn tự nấu thức uống này tại nhà thì có thể thực hiện theo cách sau:
- Nguyên liệu: 500ml nước mía tươi, 2 - 3 lát gừng tươi, 1 - 2 thìa mật ong.
- Cách thực hiện:
+ Gừng rửa sạch rối đem thái lát mỏng.
+ Cho nước mía và gừng vào nồi, đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều sau đó để sôi khoảng 10 - 15 phút.
+ Nếu thích ngọt hơn, bạn có thể thêm mật ong vào và khuấy đều sau đó lọc bỏ bã gừng, rót nước ra cốc để uống khi còn ấm.
3.2. Lưu ý khi sử dụng nước mía nấu gừng
- Những trường hợp sau không nên uống nước mía nấu gừng:
+ Người bị tiểu đường: hàm lượng đường trong thức uống này tương đối cao nên không phù hợp với người tiểu đường.
+ Người bị dạ dày: tính nóng của gừng có thể gây kích ứng dạ dày.
- Liều lượng sử dụng
+ Người bình thường có thể uống 1 ly nước mía nấu gừng mỗi ngày để tận hưởng các lợi ích sức khỏe của thức uống này.
+ Nên uống vào buổi sáng hoặc giữa các bữa ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Từ những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết nước mía nấu với gừng có tác dụng gì và biết cách sử dụng một cách hiệu quả nhất. Hãy thử nấu nước mía với gừng và thưởng thức, tin rằng, đây sẽ là một loại thức uống mà bạn không muốn bỏ lỡ trong mùa hè này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!