Tin tức
Tại sao mẹ bầu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần?
- 22/06/2022 | 6 dấu hiệu mang thai sớm mẹ nào cũng nên biết
- 17/06/2024 | Máu báo thai có đau bụng không? Những vấn đề cần lưu ý
- 10/08/2022 | Có thai bao lâu thì nghén? Nghén bao lâu thì hết?
1. Lý do mẹ bầu đau ngực khi mang thai
Trước khi tìm hiểu hiện tượng hết đau ngực khi mang thai 5 tuần là do đâu và liệu có bất thường hay không thì chúng ta cùng điểm qua các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai.
- Thay đổi nội tiết tố, cụ thể là suy giảm nồng độ hormone estrogen và progesterone khiến lượng máu đến tim bị giảm, gây đau ngực và khó thở.
- Bầu ngực thay đổi kích thước, trở nên to hơn, căng cứng hơn khiến cho các cơ và xương khớp vùng ngực bị đau tức và khó chịu.
- Mẹ bầu bị ốm nghén, căng thẳng, lo lắng dẫn đến đau tức ngực, tim đập nhanh, thở dồn dập hoặc hụt hơi,…
- Thai nhi phát triển, tăng áp lực lên dạ dày, phổi, cơ hoành, xương sườn, gây đau ngực, khó thở, trào ngược,…
- Ngoài ra, mẹ bầu đau ngực khi mang thai có thể do các bệnh lý về tim mạch, dạ dày thực quản, tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp,…
Đau ngực khi mang thai do nhiều nguyên nhân
2. Đau ngực khi mang thai 5 tuần có bình thường không?
Thực tế thì đau ngực khi mang thai 5 tuần là một hiện tượng rất bình thường. Điều này cho thấy cơ thể mẹ đang có những thay đổi và sự chuẩn bị tốt nhất để nuôi dưỡng em bé trong bụng. Triệu chứng cụ thể của hiện tượng đau ngực khi mang thai 5 tuần bao gồm:
- Bầu ngực lớn hơn, nhạy cảm hơn và luôn trong tình trạng căng tức.
- Bầu ngực nổi rõ gân xanh.
- Nhũ hoa và quầng xung quanh nhũ hoa trở nên sẫm màu.
- Chạm vào nhũ hoa thấy đau nhói, khó chịu.
- Đi kèm với đau ngực có thể là cảm giác buồn nôn và nôn, đi tiểu nhiều, thân nhiệt tăng,…
Trường hợp đau ngực không đơn thuần xảy ra ở bầu ngực, nhũ hoa mà lan rộng ra vai gáy, lan xuống cánh tay kèm theo khó thở, mệt mỏi, bủn rủn, đặc biệt là cơn đau kéo dài kèm sốt cao, đổ mồ hôi nhiều thì mẹ bầu cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ.
Mang thai 5 tuần bị đau ngực là điều bình thường
3. Hết đau ngực khi mang thai 5 tuần do đâu?
Hiện tượng đau ngực thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ và có xu hướng giảm dần về sau, khi cơ thể mẹ bầu đã “thích nghi” với việc mang thai và nội tiết tố được cân bằng. Thế nhưng, một số mẹ bầu cảm thấy hết đau ngực khi mang thai 5 tuần và không khỏi lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này?
Mẹ bầu có khả năng chịu đau giỏi
Theo các bác sĩ Sản khoa thì việc mẹ bầu thấy hết đau ngực khi mang thai 5 tuần đôi khi không phải là hết đau thật, mà là do mẹ có khả năng chịu đau giỏi. Cộng với cơn đau ở mức độ nhẹ và chỉ thoáng qua nên mẹ không cảm nhận được, dễ nhầm lẫn với cảm giác không đau hoặc hết đau.
Cơn đau ít, không liên tục
Ở mỗi mẹ bầu, cơn đau ngực sẽ diễn ra với mức độ và tần suất khác nhau. Một số mẹ bầu bị đau nhiều với tần suất cao nên rất dễ cảm nhận. Trong khi số khác thì bị đau ít và không liên tục nên có những thời điểm, mẹ không nhận ra mình đau ngực dù đang mang thai. Điều này dẫn đến nhầm lẫn bị hết đau ngực khi mang thai 5 tuần.
Phôi thai ngừng phát triển
Nếu mẹ bầu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần kèm theo các dấu hiệu khác, đặc biệt là xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới,… thì tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ phôi thai ngừng phát triển, cần được đi khám để có chỉ định của bác sĩ Sản khoa.
Đừng quá lo lắng nếu đột nhiên hết đau ngực khi mang thai 5 tuần
Tóm lại, nếu hết đau ngực khi mang thai 5 tuần nhưng mẹ bầu vẫn có cảm giác ốm nghén (thay đổi khẩu vị, dị ứng mùi, buồn nôn và nôn, mệt mỏi,…) thì không cần quá lo lắng, chỉ cần chú ý hơn đến tình trạng sức khỏe, không để xảy ra căng thẳng, lo âu.
Trường hợp hết đau ngực khi mang thai 5 tuần kèm xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới, các triệu chứng ốm nghén cũng bị giảm thì cần đến gặp bác sĩ Sản khoa càng sớm càng tốt.
4. Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ bầu mang thai 5 tuần
Biết được đau ngực khi mang thai 5 tuần do đâu và nên làm gì là chưa đủ, mẹ bầu cần lưu ý đến các hướng dẫn, lời khuyên sau của bác sĩ Sản khoa.
- Đến gặp bác sĩ và trao đổi với bác sĩ về các bệnh lý mạn tính và các loại thuốc mẹ bầu đang dùng (nếu có).
- Kiểm tra thể chất và sức khỏe tổng quát (chiều cao, cân nặng, huyết áp,…).
- Khám phụ khoa để phát hiện bất thường và điều trị, tránh biến chứng thai kỳ.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề tiêm chủng trong thời kỳ mang thai.
- Thực hiện các xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ.
- Tuân thủ lịch tái khám theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, đây là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm nên trong sinh hoạt hàng ngày, mẹ bầu cần tránh làm việc nặng hay tập luyện quá sức. Đồng thời, chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ở tuần thai thứ 5, mẹ bầu không nên tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng; ăn các món nộm gỏi sống hay trứng sống, trứng hồng đào; đồ hộp chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích,…
Thay vào đó là tăng cường các thực phẩm giàu sắt, Folate, Vitamin B6,…để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, dị tật ống thần kinh ở thai nhi và giảm triệu chứng ốm nghén.
Mẹ bầu cần chú trọng vào dinh dưỡng để có thai kỳ khỏe mạnh
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần uống nhiều nước và ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nếu cảm thấy xuống tinh thần hay mệt mỏi, lo lắng, nhất là khi mang thai lần đầu, hãy trò chuyện cùng người thân, bạn bè để được chia sẻ.
Mong rằng bài viết trên đây giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc hết đau ngực khi mang thai 5 tuần do đâu và nên làm gì. Để được tư vấn kỹ hơn, hoặc đặt lịch khám thai tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!