Tin tức

Tại sao trẻ em cần tiêm vắc xin cúm và thời điểm tiêm khuyến cáo

Ngày 16/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Cúm là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai và người suy giảm miễn dịch. Vì vậy, trẻ em cần tiêm vắc xin cúm để giảm nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ đến các mẹ về một số loại vắc xin cúm mà bé cần tiêm.

1. Tổng quan về các loại bệnh cúm

Để biết được tại sao trẻ em cần tiêm vắc xin cúm, trước hết chúng ta cần tìm hiểu các thông tin về bệnh cúm để lựa chọn loại vắc xin phù hợp.

Bệnh cúm là gì?

Cúm là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do các loại virus (virus cúm A, B, C) gây ra. Bệnh thường có triệu chứng như ho, sốt, đau đầu, chảy nước mũi, mệt mỏi toàn thân, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp hoặc từ nước bọt hay dịch cổ từ người này sang người khác hoặc từ gia cầm sang người. Bệnh cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra vào những đợt giao mùa, thời tiết thay đổi. Vì vậy. trẻ em cần tiêm vắc xin cúm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Cúm là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể gặp ở mọi đối tượng

Cúm là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có thể gặp ở mọi đối tượng

Khi đi qua đường hô hấp, số lượng virus cúm sẽ nhân lên một cách nhanh chóng, tiến hành phá hủy các tế bào biểu mô của hệ thống hô hấp. Nếu hệ thống miễn dịch của con người không đủ sức ngăn chặn, các virus này sẽ đi vào máu, thâm nhập vào các cơ quan của của cơ thể và bắt đầu phá hủy dần dần.

Các triệu chứng của bệnh cúm

Đối với những trường hợp mắc phải cúm nhẹ và vừa: Bệnh nhân sốt cao lên đến trên 38.5 độ C đi kèm với các biểu hiện như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, viêm đường hô hấp l, viêm thanh quản, cả người cảm thấy khô khốc, mệt mỏi.

Đối với những trường hợp mắc phải cúm ác tính: bệnh nhân thường có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn, khó chịu. Ngoài ra, còn có thể có giật, huyết áp giảm, tổn thương đến các cơ quan khác như gan, thận, phổi,... Tình trạng khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và tích cực, sau 1 - 3 ngày sau bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp.

Khi bị cúm người bệnh thường có những triệu chứng như ho, hắt xì, đau đầu, mệt mỏi,...

Khi bị cúm người bệnh thường có những triệu chứng như ho, hắt xì, đau đầu, mệt mỏi,...

Đặc biệt, bệnh viêm phổi là bệnh thường gặp ở người già, trẻ nhỏ và những người mắc các bệnh nền như tiểu được, mắc các vấn đề về tim mạch, hô hấp, người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai. Những đối tượng một khi bị cúm thì rất dễ có những vấn đề  ảnh hưởng đến sức khoẻ.

2. Trẻ em cần tiêm vắc xin cúm khi nào?

Ngoài việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị bệnh cúm, thì trẻ em cần tiêm vắc xin cúm cũng sẽ làm giảm khả năng lây lan của bệnh cúm hiệu quả.

Tiêm vắc xin hàng năm là biện pháp phòng chống bệnh cúm và các bệnh lây qua đường hô hấp hữu hiệu. Ngoài ra, những người đã được chích ngừa có tỉ lệ mắc bệnh cúm thấp hơn, nếu bị mắc các triệu chứng và ảnh hưởng cũng sẽ nhẹ hơn so với những người không chích ngừa.

Đối với thời gian tiêm vắc xin, vì các loại virus có khả năng thích nghi và biến đổi nhanh chóng do đó trẻ em cần tiêm vắc xin cúm nhiều lần để đạt hiệu quả nhất. Thông thường, nhiều người sẽ được tiêm vắc xin vào trước khi đến mùa cúm hằng năm. Vắc xin năm sau sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới dự đoán và sản xuất phù hợp với sự biến đổi của virus trong thời gian đó. Đặc biệt, nên chích ngừa sớm nhất có thể khi có vắc xin của năm đó.

Đối với trẻ nhỏ từ 6 - 35 tháng tuổi khi tiêm những mũi vắc xin đầu tiên, thì thời gian tiêm mũi đầu tiên với mũi thứ 2 là cách nhau 4 tuần, liều lượng mũi đầu tiễn là 0,25ml.

trẻ em cần tiêm vắc xin cúm để giảm khả năng mắc bệnh cúm

Để giảm khả năng mắc bệnh cúm, trẻ em phải tiêm phòng vắc xin mỗi năm 1 lần

Còn đối với những đối tượng khác, mỗi năm chỉ cần tiêm một lần. Những người được tiêm vắc xin cơ thể sẽ tự tạo ra những kháng thể chống lại vi rút khi bị nhiễm bệnh. Thông thường, sau 2 tuần khả năng bảo vệ cơ thể của các kháng thể là từ 50 - 80%.

Tuy nhiên, một số người bị dị ứng với vắc xin, hoặc đang mắc các bệnh cấp tính nặng, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, người đã từng mắc bệnh Guillain-Barre thì không nên tiêm ngừa cúm trong vòng 6 tuần sau khi tiêm liều vắc xin lần trước.

3. Các loại vắc xin cúm hiện nay

Xét về nguồn gốc vắc xin, có thể chia vắc xin cúm trên thế giới làm 2 nhóm, đó là: vắc xin cúm Nam bán cầu và vắc xin cúm Bắc bán cầu. Các loại vắc xin này đã được cấp phép và được lưu hành sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Vắc xin cúm chỉ dùng tiêm bắp và là loại phổ biến dùng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi.

Ở Việt Nam sử dụng chủ yếu là vắc xin tiêm dạng bắp thông qua việc sử dụng virus không còn khả năng gây bệnh

Ở Việt Nam sử dụng chủ yếu là vắc xin tiêm dạng bắp thông qua việc sử dụng virus không còn khả năng gây bệnh

Nhìn chung, cúm là một loại bệnh phổ biến và thường tự khỏi, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vì thế, trẻ em cần tiêm vắc xin cúm từ sớm để phòng ngừa cũng như giảm lây lan với người khác. Ngoài ra, để chủ động bảo vệ bản thân, cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. 

Nếu có các dấu hiệu của cảm cúm và thắc mắc về vấn đề vắc xin phòng cúm xin liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn và điều trị. Bệnh viện với trên 25 năm hình thành và hoạt động, được đầu tư trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế hiện đại, đảm bảo mang lại những dịch vụ chăm sóc sức khỏe uy tín và chuyên nghiệp, chất lượng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.