Tin tức
Tắm đêm đột quỵ và cách xử trí, phòng ngừa
- 01/05/2024 | Tầm soát đột quỵ: mức độ quan trọng và cách thực hiện
- 01/05/2024 | Thuốc dự phòng đột quỵ và những câu hỏi thường gặp
- 01/12/2023 | Những lưu ý khi cấp cứu đột quỵ tại chỗ
1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là tên gọi khác của tai biến mạch máu não - một bệnh lý thần kinh phổ biến và cực kỳ nguy hiểm. Lúc này, lượng máu lưu thông đến não bị giảm, gián đoạn hay ngưng đột ngột khiến não không nhận đủ oxy và dưỡng chất. Hệ quả là các tế bào não bị chết nhanh chóng, gây ra tình trạng đột quỵ, thậm chí là đột tử.
Có 2 hình thức đột quỵ là xuất huyết não và tắc mạch máu não, trong đó:
- Xuất huyết não: Các mạch máu trong não vỡ ra, máu chảy vào mô não, não thất, khoang dưới nhện. Hình thức đột quỵ này chiếm khoảng 15-20% tổng số ca đột quỵ.
- Tắc mạch máu não: Bên trong thành mạch vành có mảng xơ vữa, cục máu đông khiến mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông của máu. Hình thức đột quỵ này rất phổ biến, chiếm tỷ lệ 80-85%.
Đột quỵ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí
2. Tại sao tắm đêm đột quỵ?
Không phải ai cũng sẽ bị đột quỵ khi tắm đêm. Nhưng tắm đêm chính là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là khi bạn tắm khuya, tắm lâu, tắm nước lạnh và thời tiết lạnh. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc các bệnh lý nền thì nguy cơ đột quỵ càng cao. Dưới đây là các nguyên nhân tắm đêm đột quỵ.
Tắm đêm với nước lạnh
Dù là mùa hè hay mùa đông, thời tiết nóng hay lạnh thì việc tắm đêm với nước lạnh cũng gây nguy hại cho sức khỏe. Thời tiết lạnh, nhiệt độ cơ thể thấp, các mạch máu co lại, nếu tắm đêm bằng nước lạnh thì nhiệt độ cơ thể càng thấp, mạch máu càng co, cản trở lưu thông máu và gây tụt huyết áp.
Trong khi đó, thời tiết nóng, thân nhiệt cao, mạch máu giãn nở bình thường, nếu tắm đêm bằng nước lạnh thì thân nhiệt hạ đột ngột làm co động mạch, giảm lưu lượng máu đến tim, não và tăng huyết áp. Tất cả điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Tắm đêm quá lâu
Một nguyên nhân khác khiến tắm đêm đột quỵ chính là tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước quá lâu. Lúc này, da có xu hướng bị mất nước, hệ thống mạch máu co lại, tim đập nhanh hơn bình thường. Nếu bạn vẫn không dừng tắm, lau khô người và mặc quần áo vào thì rất dễ bị đột quỵ.
Tắm nước lạnh, tắm lâu,… là nguyên nhân gây đột quỵ khi tắm đêm
Tắm đêm với thói quen chưa phù hợp
Nhiều người có thói quen dội nước từ đỉnh đầu xuống trong khi tắm. Việc này có thể khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi nhanh và đột ngột, gây áp lực lớn lên hệ thống mạch máu ở phần đầu, dẫn đến vỡ động mạch, vỡ mao mạch, xuất huyết não. Đó là lý do khi đi tắm, bạn nên làm ướt chân tay trước, khi cảm thấy dễ chịu hơn mới bắt đầu dội nước hoặc ngâm mình trong nước.
Bên cạnh đó, thói quen đại tiện trước khi tắm cũng được cho là không tốt. Bởi trong khi đại tiện, áp lực ở ổ bụng sẽ tăng lên, các dây thần kinh phế vị bị kích thích, hệ thống động mạch bị “căng thẳng”. Việc tắm lúc này sẽ làm các mạch máu có xu hướng tắc hoặc vỡ, dẫn đến đột quỵ.
Tắm đêm đột quỵ do bệnh lý nền
Với những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, thiếu máu,… thì cơ thể rất nhạy cảm với việc tắm do trong khi tắm, quá trình tuần hoàn máu thay đổi, dễ làm khởi phát các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, khi tắm đêm, nhiệt độ cơ thể và sự co giãn của mạch máu biến đổi nhiều nên người bệnh càng dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ, tử vong.
Tắm đêm sau khi uống bia rượu
Đây cũng là một trong những nguyên nhân tắm đêm đột quỵ rất phổ biến. Sau một ngày dài làm việc, bạn đi uống rượu bia để giải tỏa mệt mỏi, sau đó về nhà và đi tắm ngay. Lúc này, nồng độ cồn trong máu cao, hệ thống mạch máu đang giãn nở, nếu tắm sẽ làm các mạch máu này vỡ ra và đột quỵ.
Tắm đêm đột quỵ dễ xảy ra nếu bạn vừa uống rượu bia xong
3. Dấu hiệu và cách xử trí đột quỵ khi tắm đêm
Ngoài tìm hiểu nguyên nhân tắm đêm đột quỵ, nhiều người cũng rất quan tâm đến các dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử trí đột quỵ khi tắm đêm. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ sức lực.
- Một bên mặt bị tê cứng, không còn cảm giác.
- Miệng bị méo, lệch, không thể hoặc khó khăn khi cười.
- Nói ngọng, khó nói hoặc đột nhiên quên các từ đơn giản.
- Yếu liệt một bên cơ thể như tay, chân.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Buồn nôn và nôn.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng trên, dù chỉ thoáng qua vài giây, bạn cũng cần thông báo ngay tình trạng với người thân. Việc người thân cần làm lúc này là nhanh chóng đưa người bệnh đến nơi khô ráo, thông thoáng, sau đó mặc quần áo hoặc ủ ấm cho người bệnh rồi di chuyển người bệnh đến bệnh viện. Tuyệt đối không cạo gió, bấm huyệt hay tự ý dùng thuốc nếu không có hướng dẫn từ bác sĩ.
4. Phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm
Cách phòng ngừa đột quỵ khi tắm đêm hiệu quả nhất là không tắm khuya, sau 9 giờ tối. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh lý nền.
Nên tắm gội trước 9 giờ tối và chú ý tắm nhanh, tắm nơi kín gió để ngừa đột quỵ
Nếu tắm đêm, bạn cần lưu ý quan trọng nhất là không làm thay đổi nhiệt độ đột ngột, cần cho cơ thể làm quen dần với nước, tốt nhất khi tắm đêm cần sử dụng nước ấm tương đương hoặc ấm hơn nhiệt độ cơ thể. Tắm xong cần lau người và sấy tóc thật khô, sau đó mới đi ngủ.
Nếu bạn vừa chơi thể thao ra nhiều mồ hôi, vừa uống bia rượu xong hay đơn giản là sau khi ăn no, tuyệt đối không tắm đêm, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ đột quỵ và nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu hiện tượng tắm đêm đột quỵ, hy vọng bạn đọc sẽ biết cách xử trí và phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Để đặt lịch khám tại Chuyên khoa Tim mạch của Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!