Tin tức
Những lưu ý khi cấp cứu đột quỵ tại chỗ
- 01/05/2024 | Bị đột quỵ bao lâu thì tử vong: tìm hiểu về nguy cơ và cơ hội sống
- 01/05/2024 | Cách sơ cứu đột quỵ đúng cách và một số lưu ý khi thực hiện
- 01/03/2024 | Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày
- 01/03/2024 | Sơ cứu tại chỗ người bị đột quỵ như thế nào?
- 01/05/2024 | Thuốc dự phòng đột quỵ và những câu hỏi thường gặp
1. Nếu không cấp
cứu đột quỵ kịp thời thì bệnh nhân sẽ
như thế nào?
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng dòng máu lưu thông lên não bị gián đoạn do có sự tắc nghẽn hay do mạch máu bị vỡ. Lúc này, các tế bào não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng, đồng thời làm chết tế bào thần kinh.
Đa số các trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ, những trường hợp còn lại ở dạng xuất huyết. Nếu bệnh nhân bị đột quỵ không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể tử vong. Những trường hợp khác có thể để lại di chứng như:
● Liệt nửa người hoặc các chi khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, vận động.
● Người bệnh có thể bị liệt toàn thân và mất hoàn toàn khả năng vận động.
● Rối loạn nhận thức, thiếu tỉnh táo, không đủ minh mẫn để tiếp thu các vấn đề xung quanh.
● Thị lực giảm, mắt mờ một hoặc hai bên, một số trường hợp nặng hơn có thể bị mù lòa.
● Rối loạn ngôn ngữ, khó diễn tả suy nghĩ thành lời nói, nói lắp, ngọng, âm điệu thay đổi.
● Rối loạn tiểu tiện, đại tiện do ảnh hưởng cơ tròn, đi tiểu hoặc đại tiện mất kiểm soát, không thể tự chủ.
Đột quỵ rất nguy hiểm, có thể để lại di chứng cao nếu bệnh nhân còn sống
Mức độ biến chứng của đột quỵ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, hầu hết đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe dẫn đến nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, đột quỵ đúng cách và kịp thời là một trong những biện pháp hạn chế tối đa biến chứng có thể xảy ra.
2. Cách xử lý khi phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ
Điều trước tiên mà bạn cần phải nhớ khi phát hiện có người bị đột quỵ là gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để điều động xe cấp cứu càng sớm càng tốt. Trong thời gian chờ đợi cán bộ y tế đến, cần phải có người bên cạnh và theo dõi các biểu hiện của bệnh nhân. Nếu người bệnh có dấu hiệu nghiêm trọng và mất dần ý thức thì cần phải tiến sơ cứu cứu đột quỵ tại chỗ.
● Trường hợp bệnh nhân hôn mê hoặc bị nôn mửa thì điều chỉnh về tư thế nằm nghiêng.
● Nếu bệnh nhân bất tỉnh nhưng hơi thở bình thường và không nôn ói thì có thể nằm nghiêng hoặc ngửa.
● Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hãy để người bệnh nằm ở tư thế thoải mái và theo dõi phản ứng.
Để điều chỉnh bệnh nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn, cần tiến hành những thao tác sau:
● Quỳ sang một bên người bệnh, sửa cánh tay bên phía bạn theo hướng vuông góc.
● Kéo tay còn lại đặt lên má người bệnh, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
● Chân bên phía bạn để duỗi thẳng, chân còn lại kéo co lên, lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất.
● Giữ tư thế đã chỉnh và kéo bệnh nhân về phía bạn.
Gọi ngay xe cấp cứu càng sớm càng tốt
Trong trường hợp bạn không biết cách sơ cứu người bị đột quỵ, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của cán bộ y tế và làm đúng theo hướng dẫn. Nếu phát hiện bệnh nhân không còn nhịp thở thì cần nhanh chóng tiến hành hô hấp nhân tạo trước khi đưa đến bệnh viện.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi cấp cứu đột quỵ
Một số lưu ý bạn cần phải nhớ khi cấp cứu đột quỵ là:
Thời điểm vàng để cấp cứu đột quỵ
Với bệnh nhân bị đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ phục hồi càng cao và khả năng biến chứng càng thấp. Theo các chuyên gia, “thời điểm vàng” để cấp cứu đột quỵ là trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tiếng đầu tiên sau khi đột quỵ xảy ra. Đây là thời điểm cấp cứu tốt nhất để hạn chế tối đa những vấn đề nguy hiểm với bệnh nhân đột quỵ và phương pháp áp dụng phổ biến là dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Cấp cứu đột quỵ càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao
Một số lưu ý khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ
Trong thời gian chờ đời xe cấp cứu, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
● Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống bất cứ thứ gì.
● Không dùng kim chích vào các đầu ngón tay hay khóe miệng bệnh nhân.
● Ghi lại chi tiết các biểu hiện của người bệnh theo thời gian để cung cấp cho bác sĩ khi xe cấp cứu đến.
● Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bệnh nhân.
● Nếu người bệnh có dấu hiệu thở khò khò, dịch đờm hoặc nước bột tiết nhiều thì dùng khăn mềm quấn vào đầu ngón tay và nhẹ nhàng lâu sạch.
● Trường hợp người bệnh có triệu chứng co giật, cần dùng đũa quấn khăn sạch, mềm chặn ngang miệng. Điều này sẽ tránh được tình trạng bệnh nhân cắn vào lưỡi.
● Cố gắng giữ người bệnh tỉnh táo và không được ngủ trong thời gian chờ xe và cấp cứu tai biến.
Cấp cứu đột quỵ đúng cách và trong khoảng “thời gian vàng” sẽ giúp hạn chế tối đa biến chứng cũng như giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng hồi phục sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ, bạn cần ngay lập tức gọi xe cấp cứu trong thời gian sớm nhất có thể.
Nếu bạn có nhu cầu khám, điều trị hoặc tầm soát đột quỵ thì các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ không nên bỏ qua. Với MEDLATEC, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi thăm khám, điều trị.
Đồng thời, hệ thống trang thiết bị hiện đại với đầy đủ các loại máy móc như máy chụp X-quang, máy chụp CT, máy chụp MRI, máy siêu âm,… cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189: 2012 và CAP sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của khách hàng, qua đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị và lời khuyên phù hợp về chế độ chăm sóc, dinh dưỡng để phòng ngừa tình trạng đột quỵ.
Thực hiện tầm soát đột quỵ để phát hiện sớm những vấn đề bất thường
Để đặt lịch khám sức khỏe hay tầm soát đột quỵ, quý khách hàng vui lòng gọi điện đến hotline 1900 565656 của MEDLATEC. Tổng đài hoạt động 24/7, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề của khách hàng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!