Tin tức

Phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Ngày 01/01/2024
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Key: tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Tầm soát bệnh tim bẩm sinhtrẻ sơ sinh bằng cách nào? Những ai cần thực hiện? 

Nếu được phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh, trẻ có cơ hội được điều trị hiệu quả, tăng cơ hội sống và nâng cao chất lượng sống của trẻ. Có thể tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

1. Ý nghĩa của tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là vấn đề khiến nhiều bà mẹ vô cùng lo lắng. Đây là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng, là những dị tật về cấu trúc của tim và có thể xảy ra từ những tuần đầu của thai kỳ khi tim của thai nhi đang trong quá trình hình thành.

Dị tật tim bẩm sinh có thể gây tử vong

Có rất nhiều dị tật bẩm sinh ở trẻ đã được thống kê, trong đó bệnh tim bẩm sinh là loại dị tật nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, với công nghệ khoa học hiện đại, nhiều trường hợp dị tật tim bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh đã được chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả, từ đó nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng sống của trẻ. Ngược lại, những trường hợp phát hiện muộn đều phải đối mặt với những kết quả đáng tiếc.

Có thể nói rằng, ý nghĩa của việc tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là vô cùng lớn. Đây là cách giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm, chỉ định can thiệp phù hợp. Bên cạnh đó, trẻ sẽ được chăm sóc tích cực với những biện pháp đặc biệt để bảo vệ sức khỏe và hạn chế khuyết tật, đồng thời giảm nguy cơ tử vong sớm.

2. Phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

- Siêu âm tim thai: Có thể thực hiện siêu âm tim thai vào tuần thứ 18 đến 24 của thai kỳ. Với phương pháp này, bác sĩ có thể phát hiện được những dị tật tim bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc siêu âm tim thai nên được thực hiện ít nhất một lần trong thai kỳ. Đối với nhóm mẹ bầu có nguy cơ cao sinh con dị tật bẩm sinh thì càng nên thực hiện phương pháp sàng lọc này.

- Đo độ bão hòa oxy qua da SpO2: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ đo chuyên dụng để kẹp ở đầu ngón tay hay ngón chân của trẻ. Chỉ số SpO2 cần cao hơn 90% và ở mức trên 95% là bình thường. Nếu chỉ số này dưới dưới 90%, hoặc kết quả chỉ số ở tay và chân phải lớn hơn hoặc bằng 10% so với bên trái, thì rất có thể trẻ đang mắc tim bẩm sinh. Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tim.

Nên đo SpO2 cho trẻ ngay từ 24 đến 48 tiếng sau sinh. Nếu thực hiện đo quá sớm thì có thể cho kết quả dương tính giả. Nếu thực hiện đo quá muộn thì có thể mất đi cơ hội can thiệp kịp thời.

A baby lying on a bed with a doctor in the background

Description automatically generated

Siêu âm tim cho trẻ để phát hiện những bất thường về cấu trúc tim

- Siêu âm tim sớm cho trẻ sau sinh: Việc siêu âm tim sớm cho trẻ ngay sau sinh sẽ phát hiện những nguy cơ dị tật tim bẩm sinh, xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng can thiệp và tiên lượng về tỷ lệ thành công. Một số dị tật tim bẩm sinh có thể phát hiện được thông qua siêu âm tim là hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi, teo van 3 lá,…

3. Những đối tượng nào cần tầm soát bệnh tim bẩm sinh?

Tầm soát bệnh tim bẩm sinh mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, giúp tăng cơ hội sống và nâng cao chất lượng sống của trẻ, do đó, tất cả các bà mẹ cần hiểu rõ về vấn đề này và nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, những đối tượng sau nên chú trọng hơn về việc sàng lọc bệnh tim bẩm sinh:

Có thể sàng lọc tim bẩm sinh ngay trong thai kỳ

- Đối với mẹ:

+ Trong gia đình có người thân bị mắc bệnh tim bẩm sinh.

+ Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, mắc bệnh Lupus ban đỏ,…

+ Bà bầu thường xuyên uống nước ngọt có gas, hút thuốc lá hay sử dụng bia rượu,…

+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống động kinh, ibuprofen,…

+ Mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella,…

+ Trường hợp mang bầu nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo,…

+ Mẹ bầu phải sống và sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, có chứa hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu,…

- Đối với thai nhi:

+ Thai chậm phát triển.

+ Thai có một số đặc điểm bất thường như xương đùi ngắn, bị teo thực quản, thoát vị rốn, bất thường nhiễm sắc thể, đa thai, có hội chứng truyền máu song thai, thai phù,…

+ Kết quả đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ có bất thường.

4. Trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh có những biểu hiện gì?

Khi trẻ sơ sinh mắc phải một số dị tật tim bẩm sinh, trẻ thường có một số biểu hiện như sau:

- Trẻ thở nhanh, thở rút lõm, khó thở, bú kém hay ngừng khi đang bú, quấy khóc nhiều.

- Khi trẻ được vài tháng tuổi, trẻ sẽ hay bị ho, thở khò khè, viêm phổi.

- Trẻ chậm phát triển, da xanh xao, môi và đầu ngón tay thường bị tím tái khi trẻ khóc.

A baby with blue eyes

Description automatically generated

Nên cho trẻ đi khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường

- Trong một số trường hợp, dị tật tim bẩm sinh thường đi kèm với một số vấn đề về đột biến nhiễm sắc thể như thừa hay thiếu ngón chân, hở hàm ếch,…

Ngoài ra, một số trường hợp tim bẩm sinh thường không xuất hiện triệu chứng đặc biệt và trẻ chỉ được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe. Chính vì thế, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ.

5. Các phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Tùy từng trường hợp mà trẻ bị tim bẩm sinh sẽ được điều trị theo những cách khác nhau. Một số phương pháp điều trị tim bẩm sinh thường được áp dụng là:

- Dùng thuốc đặc trị đối với những trường hợp ở mức độ nhẹ. Những loại thuốc này sẽ giúp nhịp tim của trẻ ổn định mà không cần phẫu thuật.

- Can thiệp tim bằng một ống nhỏ qua mạch máu để giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể thực hiện đóng lỗ thông trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, những phương pháp can thiệp nêu trên chỉ phù hợp với một số loại dị tật nhất định.

- Phẫu thuật tim, cấy ghép tim nếu cần thiết.

Trên đây là một số thông tin về các phương pháp tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và một số phương pháp can thiệp, điều trị. Nếu còn thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

BS Chỉnh đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.