Tin tức

Trẻ bị hăm ở vùng kín: Nguyên nhân và cách trị hăm hiệu quả

Ngày 01/07/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị hăm vùng kín vì thường xuyên phải mang tã, bỉm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín và gợi ý một số cách trị hăm hiệu quả.

1. Triệu chứng trẻ bị hăm ở vùng kín 

Da ở vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm, nhất là khi trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn từ phân và nước tiểu do đóng bỉm và mang tã cả một ngày dài. 

Trẻ thường quấy khóc nhiều do hăm vùng kín

Trẻ thường quấy khóc nhiều do hăm vùng kín

Dưới đây là một số triệu chứng bất thường giúp các bậc phụ huynh có thể sớm nhận biết tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín:

- Vùng kín của trẻ có biểu hiện tấy đỏ hoặc nổi mẩn. 

- Trẻ quấy khóc nhiều và thường xuyên bấu víu vào quần áo vì quá ngứa ngáy, khó chịu. 

- Đối với những trẻ lớn hơn, trẻ có dấu hiệu dùng tay gãi vùng kín khi cảm thấy ngứa rát. 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín 

Tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: 

- Vệ sinh không đúng cách: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị hăm vùng kín. Nếu mẹ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho trẻ hoặc không thay bỉm, tã thường xuyên cho con, tình trạng phân và nước tiểu tiếp xúc lâu với da rất dễ dẫn đến viêm nhiễm, hăm vùng kín. 

- Da bé nhạy cảm: Một số trường hợp trẻ có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng với một số tác nhân như chất liệu bỉm hoặc tã, xà phòng, khăn ướt hay phấn rôm, sữa tắm,.... Chính vì thế, da nhạy cảm cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở vùng kín. 

- Tã, bỉm kém chất lượng, thấm hút không tốt khiến làn da vùng kín của bé thường xuyên bị ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hăm vùng kín. 

Tã bỉm kém chất lượng có thể là khiến trẻ dễ bị hăm da

Tã bỉm kém chất lượng có thể là khiến trẻ dễ bị hăm da

- Thời tiết: Những ngày oi nóng, trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều hơn và tăng nguy cơ bị hăm vùng kín. 

- Chế độ ăn uống: Bé có thể bị hăm vùng kín do bị kích ứng bởi một số thành phần trong thức ăn hoặc sữa công thức. 

3. Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không? 

Hăm vùng kín ở trẻ tưởng chừng như một vấn đề rất đơn giản nhưng các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan khi con gặp phải tình trạng này. Cụ thể: 

- Hăm vùng kín khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, dễ cáu gắt, thường xuyên quấy khóc và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ và lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 

- Hăm vùng kín lâu ngày chính là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm nhiễm vùng kín. 

- Nếu nguyên nhân bị hăm vùng kín là do bệnh lý thì cần điều trị sớm để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng. 

4. Cách trị hăm vùng kín cho trẻ 

Khi phát hiện trẻ bị hăm ở vùng kín, mẹ cần bĩnh tĩnh và thực hiện một số biện pháp để giúp con sớm cải thiện tình trạng này. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: 

- Vệ sinh vùng kín của trẻ sạch sẽ: Mẹ nên dùng khăn sạch và mềm để vệ sinh cho con. Sau khi làm ẩm khăn bằng nước ấm, mẹ lau nhẹ nhàng từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn đi ngược từ hậu môn lên vùng kín và phòng ngừa viêm nhiễm. Lưu ý, chỉ nên lau ở phía ngoài, không nên lau sâu vào bên trong vùng kín của trẻ. 

- Thường xuyên thay tã, bỉm cho trẻ: Đây là cách để da của trẻ không phải tiếp xúc quá lâu với nước tiểu và phân, từ đó hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm. Trước khi thay tã mới cho con, mẹ cũng cần rửa sạch và lau khô vùng kín. 

Các bà mẹ cần lưu ý không dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín cho trẻ để hạn chế nguy cơ gây kích ứng cho làn da vùng kín của bé. Nếu con đang bị hăm vùng kín, mẹ cũng nên hạn chế đóng bỉm cho con để vùng kín của trẻ luôn được thông thoáng. 

5. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín 

Mặc dù tình trạng hăm vùng kín thường không gây ra những biến chứng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Để phòng ngừa trẻ bị hăm ở vùng kín, các bà mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

- Mẹ không nên lạm dụng phấn rôm, không dùng bột ngô hay một số bài thuốc dân gian chưa được khoa học kiểm chứng để điều trị hăm tã cho trẻ.

- Không dùng khăn ướt, nhất là những loại khăn có mùi để vệ sinh cho trẻ để phòng ngừa nguy cơ kích ứng da vùng kín. 

- Mẹ nên chọn mua những loại bỉm chất lượng để hạn chế gây ra tình trạng kích ứng cho làn da của trẻ.

- Không nên quấn tã hoặc quấn bỉm cho trẻ quá chặt. 

- Không cho trẻ mang bỉm quá lâu mà cần cho da trẻ tiếp xúc với không khí tự nhiên, tránh mang bỉm khi không cần thiết.

Như vậy, tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín mà một tình trạng có thể được điều trị hiệu quả và phòng ngừa dễ dàng bằng cách chăm sóc vùng kín cho bé đúng cách. 

Nếu phát hiện trẻ có những biểu hiện hăm da hay những triệu chứng bất thường khác, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường.

Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu trẻ có biểu hiện bất thường. 

Hiện nay, Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế đáng tin cậy trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC không chỉ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm mà còn thấu hiểu tâm lý của trẻ nhỏ. MEDLATEC còn được đầu tư các thiết bị y tế hiện đại để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ thuận lợi, hiệu quả. 

Để đăng ký đặt lịch khám cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn. 

Từ khoá: vùng kín vi khuẩn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ