Tin tức

Tầm soát đột quỵ: Chủ động ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm

Ngày 21/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đột quỵ được xếp vào nhóm các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng lo ngại hơn khi đột quỵ có thể xảy ra vào thời điểm bất kỳ và không phân biệt đối tượng nào. Do đó tầm soát đột quỵ là cách duy nhất giúp phòng ngừa tình trạng này, từ đó nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

1. Tìm hiểu chung về chứng đột quỵ

Đột quỵ còn được biết đến là tình trạng tai biến mạch máu não, được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ tàn tật và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hiện tượng này là do mạch máu cung cấp dưỡng chất đến não bị giảm đáng kể lưu lượng tuần hoàn hoặc bị gián đoạn dẫn tới tổn thương khó hồi phục tại não. Nếu chỉ trong vòng vài phút não bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và oxy thì các tế bào não sẽ bị chết rất nhanh chóng. Do đó những người bị đột quỵ khi khởi phát triệu chứng cần được cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời để tránh xảy ra biến chứng nặng hoặc tử vong. 

Thiểu năng tuần hoàn máu là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ

Thiểu năng tuần hoàn máu là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ

Đột quỵ được phân thành 2 loại như sau:

  • Xuất huyết não: xảy ra khi bị vỡ mạch máu khiến máu chảy vào mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện. Lúc này máu sẽ bị tích tụ tại não tạo thành các cục máu đông làm gia tăng áp lực nội sọ dẫn tới thiếu máu nuôi mô não. Hệ quả là não bị hoại tử một phần hoặc toàn bộ. Nguyên nhân gây xuất huyết não có thể là do huyết áp cao, rối loạn đông máu, bệnh mạch máu não dạng bột, vỡ túi phình động mạch não;

  • Nhồi máu não: là tình trạng mạch máu não bị tắc do hai cơ chế sau:

  • Hình thành huyết khối: khi lòng mạch máu bị xơ vữa khiến lòng mạch bị thu hẹp dần. Mảng xơ vữa đồng thời là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tiểu cầu tập kết bất thường làm tắc nghẽn mạch máu. Điều này sẽ gây cản trở dòng chảy khiến não không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu và gây đột quỵ do thiếu máu. Đây là loại đột quỵ có nhiều người mắc nhất;

  • Cơ chế thuyên tắc: huyết khối từ nơi khác lưu lạc tới động mạch gây tắc nghẽn và lấp mạch. Huyết khối này có thể xuất phát từ sự bong tróc mảng xơ vữa động mạch hoặc từ tim chuyển đến. 

2. Những ai cần tầm soát đột quỵ?

Theo các chuyên gia y tế thì bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ nhưng những bệnh nhân có các đặc điểm sau đây thì nên chủ động tầm soát đột quỵ:

  • Bệnh nhân trước đây đã từng bị đột quỵ;

  • Người thừa cân, béo phì;

  • Huyết áp cao;

  • Rối loạn lipid máu, cholesterol máu cao;

  • Mắc bệnh tim mạch: hẹp động mạch cảnh, phình mạch não, tăng homocystein máu, rối loạn dễ chảy máu, bị rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,...;

  • Bệnh hồng cầu hình liềm;

  • Đái tháo đường;

  • Lối sống thiếu lành mạnh: hút thuốc lá, sử dụng thuốc phiện hoặc cocain, ít hoặc không vận động, chế độ dinh dưỡng không khoa học, uống nhiều bia rượu,...;

  • Từng gặp chấn thương vùng đầu cổ;

  • Đang dùng thuốc ngừa thai.

Đặc biệt cần lưu ý, ở những bệnh nhân đã từng bị đột quỵ thì rủi ro đột quỵ tái phát những lần sau là cao hơn hẳn so với người bình thường. Do đó đối với những bệnh nhân ở nhóm này thì mục tiêu tầm soát đột quỵ là tìm hiểu nguyên nhân làm vỡ mạch máu hoặc tắc nghẽn mạch máu để điều trị và theo dõi, hạn chế tối đa nguy cơ tai biến mạch máu não xảy ra thêm lần nữa.

Những người đã từng bị đột quỵ trước đó thì nguy cơ bệnh tái phát là rất cao

Những người đã từng bị đột quỵ trước đó thì nguy cơ bệnh tái phát là rất cao

Nếu bị đột quỵ bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những di chứng nghiêm trọng như: giảm sút trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, ăn uống dễ bị nghẹn sặc, mất hoặc giảm chức năng di chuyển, vận động, liệt nửa người,... nặng nhất là sống thực vật hoặc tử vong.

3. Một số phương pháp chẩn đoán giúp tầm soát đột quỵ

Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh bao gồm triệu chứng hàng ngày (nếu có), thói quen ăn uống, sinh hoạt và các bệnh lý đang mắc phải.

Tiếp theo bệnh nhân sẽ tiến hành đo huyết áp, đo chỉ số cơ thể và nghe nhịp tim để kiểm tra tổng quát về sức khỏe xem có bị tăng huyết áp, thừa cân hay bất thường về nhịp tim hay không. Sau đó để đánh giá sâu hơn người bệnh sẽ cần thực hiện các kỹ thuật sau:

  • Đo điện tim (ECG): biện pháp này giúp ghi lại các hoạt động điện của tim, giúp chẩn đoán bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,... và sơ bộ đánh giá, tiên lượng yếu tố nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân.

  • Soi đáy mắt: giúp kiểm tra tầm nhìn và xác định các tổn thương đáy mắt do tiểu đường và tăng huyết áp;

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu và sinh hóa máu: giúp đánh giá sự bất thường về các tế bào máu, đo hàm lượng đường, mỡ trong máu, đánh giá tình trạng nhiễm trùng máu hoặc rối loạn đông máu,... Ngoài ra còn giúp phát hiện các bệnh về gan (tổn thương gan, men gan cao), bệnh về thận (suy thận, độ lọc cầu thận),... Và đánh giá nồng độ cholesterol máu, tình trạng rối loạn điện giải,...;

  • Chụp X-quang ngực: tìm kiếm các bất thường tim mạch và lồng ngực nhờ hình ảnh hiển thị ở phổi, tim và đường thở;

  • Chụp MRI: chụp cộng hưởng từ mạch máu não và não để bác sĩ đánh giá cấu trúc não và mạch máu chi tiết hơn, từ đó chẩn đoán bất thường xảy ra tại xương sọ và tại não;

  • Siêu âm:

  • Siêu âm tim: nhằm phát hiện bệnh lý ở tim như bệnh van tim, buồng tim, bệnh mạch vành hay van tim bẩm sinh, ngoài ra còn kịp thời chẩn đoán cục máu đông ở tim để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp tắc mạch do cục máu đông gây ra;

  • Siêu âm bụng: giúp ghi lại hình ảnh của các tạng ở ổ bụng như lách, gan, tụy, mật, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt,...;

  • Siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống: hình ảnh do siêu âm ghi lại có thể cho biết người bệnh có đang bị hẹp hay xơ vữa động mạch hay không.

4. Tầm soát đột quỵ bằng những biện pháp phòng ngừa 

Bởi vì đột quỵ không loại trừ một ai nên để hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra đột quỵ, mỗi người nên áp dụng những phương pháp sau:

  • Kiểm soát tốt và tích cực điều trị các bệnh mạn tính thuộc nhóm nguyên nhân dẫn tới đột quỵ như bệnh huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ,...;

  • Thay đổi lối sống tích cực hơn: hạn chế stress, cai rượu bia, bỏ thuốc lá, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ ăn uống khoa học (giảm mặn, giảm chất béo và đường, uống nhiều nước, tăng cường rau xanh và trái cây,...);

  • Khám sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng/lần: điều này có tác dụng tầm soát tốt các bệnh lý, nhất là nguy cơ đột quỵ. Nếu đang được chỉ định điều trị bằng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Chụp MRI giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ

Chụp MRI giúp đánh giá nguy cơ đột quỵ

Trên đây là những phương pháp giúp tầm soát đột quỵ hiệu quả người bệnh nên cân nhắc áp dụng. Ngoài ra bệnh nhân cũng nên lựa chọn địa chỉ thăm khám, tầm soát đột quỵ uy tín có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi và được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, hiện đại để đảm bảo kết quả thăm khám luôn chính xác. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ đáng tin cậy được nhiều khách hàng tin tưởng khi lựa chọn thăm khám và tầm soát đột quỵ. MEDLATEC đáp ứng những tiêu chuẩn nêu trên và luôn cung cấp dịch vụ thăm khám tư vấn chuyên nghiệp, chất lượng giúp người bệnh phòng tránh và điều trị hiệu quả bệnh lý liên quan đến đột quỵ.

Quý khách hàng nếu đang có nhu cầu thăm khám hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.