Tin tức
Tất tần tật những thông tin về bệnh gai đôi cột sống ở trẻ
- 09/12/2020 | Bệnh gai cột sống cần kiêng gì - lời khuyên của chuyên gia
- 11/07/2020 | Gai cột sống: nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh hiệu quả
- 23/11/2020 | Người bị gai cột sống nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?
1. Tổng quan về bệnh gai đôi cột sống
gai đôi cột sống là gì?
Đây là một tình trạng dị tật bẩm sinh, hình thành trong quá trình phát triển của bào thai. Do một nguyên nhân nào đó khiến cho quá trình phát triển của ống thần kinh và cột sống không đóng hoàn toàn dẫn đến khiếm khuyết ở trẻ. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, loại khuyết tật và vị trí của gai đôi trên cột sống mà bệnh có những biểu hiện khác nhau.
Gai đôi cột sống là tình trạng khuyết tật bẩm sinh xuất phát từ sự phát triển không đúng của ống thần kinh
Nguyên nhân
Cho đến hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai đôi cột sống bẩm sinh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, để giải thích về quá trình hình thành khiếm khuyết này, các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh bao gồm:
-
Việc mẹ bầu cung cấp thiếu Vitamin B9 (Acid Folic) trong quá trình mang thai có thể dẫn đến nguy cơ gây ra một số dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do vậy mà các bà bầu có thể cân nhắc các loại thực phẩm giàu Vitamin B9 trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa bổ sung dưới dạng viên uống, đặc biệt là trước và trong quá trình mang thai.
-
Lịch sử gia đình nếu có người mắc bệnh gai đôi cột sống thì nguy cơ xuất hiện ở trẻ cao hơn so những trường hợp bình thường.
-
Một số loại thuốc mẹ sử dụng khi mang thai đôi khi sẽ có thể tác động đến sự phát triển của em bé trong bụng. Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị bệnh động kinh, sức khỏe tâm thần như Valproate, Carbamazepine có thể liên quan đến gai đôi cột sống.
-
Những trường hợp bà bầu mắc bệnh tiểu đường, người có chỉ số BMI từ 30 trở nên có khả nguy cơ cao sinh trẻ bị khiếm khuyết cột sống hơn so với phụ nữ bình thường.
Mẹ bầu có chỉ số BMI cao từ 30 trở lên có nguy cơ dẫn đến những khiếm khuyết bẩm sinh cho con
Việc tìm hiểu và nắm rõ các tác nhân có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ sẽ giúp mẹ tự ý thức cảnh giác và phòng bệnh cho con. Hơn nữa, nếu tình trạng này được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ tăng khả năng kiểm soát được những diễn biến xấu cũng như biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho em bé nhà bạn.
Chẩn đoán
Để có thể đưa ra những kết luận chính xác về tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh ở trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp như sau:
-
Xét nghiệm máu để đánh giá hàm lượng Protein AFP. Khi chỉ số này cao đồng nghĩa với em bé nhà bạn đã bị một khiếm khuyết nào đó trên cột sống.
-
Hình ảnh siêu âm có thể hiện thị một túi nhỏ nhô ra hoặc một phần hở trên cột sống nếu trẻ bị tình trạng dị tật bẩm sinh gai đôi.
-
Chọc túi ối để lấy dịch lỏng kiểm tra có thể phát hiện ra sự rò rỉ của AFP vào dịch ối và phần da xung quanh túi bị mất.
-
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho chỉ định chụp X - quang hay chụp cắt lớp vi tính trên cơ thể em bé nhắm đánh giá dị tật thông qua hình ảnh chi tiết hơn.
2. Cách chữa gai đôi cột sống phổ biến hiện nay
Quyết định điều trị bệnh gai đôi cột sống trước hay sau khi sinh đối với bác sĩ còn tùy thuộc vào độ tuổi của thai, mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết và sức khỏe các mẹ.
Phẫu thuật trước khi sinh
Để tiến hành điều trị khi trẻ còn trong bụng mẹ cần phải có sự cân nhắc kỹ lượng giữa những lợi ích và rủi ro, từ đó đi đến quyết định chính xác và an toàn nhất. Quá trình điều trị khuyết tật ở trẻ trước khi sinh bằng phương pháp phẫu thuật mở tử cung để sửa chữa phần tủy sống của bào thai.
Mặc dù phương pháp này có thể giảm những biến chứng cũng như tần suất và mức độ nghiệm trọng các hiệu ứng thần kinh nhưng kỹ thuật đòi hỏi phức tạp, đầy thử thách đối với người thực hiện.
Phương pháp phẫu thuật sửa chữa tủy sống bào thai đòi hỏi kỹ thuật cao và được thực hiện bởi bác sĩ dày dặn kinh nghiệm
Điều trị bằng thuốc
Trong Tây y, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bao gồm: giảm đau, chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ hay thuốc bổ thần kinh. Kháng sinh được chỉ định lâu dài trong trường hợp phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu trẻ đi tiểu tiện không tự chủ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng Cholinergic.
Phương pháp này chỉ mang tính điều trị tạm thời và giảm các triệu chứng. Hơn nữa, tác dụng phụ của các loại thuốc trên có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày, tim mạch,... Do vậy, cần phải tìm kiếm một phương pháp an toàn và hiệu quả hơn trong trị bệnh gai đôi cột sống bẩm sinh cho trẻ.
Phẫu thuật đốt sống sau sinh
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cho trẻ sơ sinh trong vòng 2 ngày tuổi được áp dụng phổ biến hiện nay. Biện pháp này được bác sĩ thực hiện để thay thế tủy sống hay bất kỳ mô, dây thần kinh bị tổn thương. Những phần bị hở trên đốt sống sẽ được cơ và da che khuất.
Các phương pháp điều trị hỗ trợ
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ được chỉ định với những trẻ bị liệt một phần hay hoàn toàn. Phương pháp này sẽ bao gồm: xoa bóp, bấm nguyệt, sử dụng các bước sóng ngắn, tia hồng ngoại hoặc máy kéo giãn cột sống. Một số bài tập hay phương pháp vật lý khác sẽ được áp dụng tùy vào từng bệnh nhân nhằm mục đích tăng cường khả năng vận động của đốt sống.
Các bài tập vật lý trị liệu thường cần thời gian dài tuy nhiên lại giúp trẻ có thể vận động độc lập và hạn chế nguy cơ chân tay bị yếu. Các phương pháp này còn đảm bảo lưu thông khí huyết và giảm triệu chứng đau hiệu quả. Đồng thời, giúp cơ thể bé thư giãn, ngăn ngừa các tác động gây stress.
Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ có thể tác động sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được những dị tật bẩm sinh cho con
Hy vọng những chia sẻ về tình trạng dị tật gai đôi cột sống của chúng tôi đã phần nào mang lại kiến thức bổ ích cho các bậc cha mẹ. Nếu bạn cần được tư vấn hay hỗ trợ bất cứ vấn đề nào, có thể liên hệ với chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số: 1900.56.56.56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!