Tin tức
Tế bào gốc được ứng dụng trong y học như thế nào?
- 12/02/2021 | Đôi nét về ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y khoa
- 13/02/2021 | Những tác dụng của tế bào gốc trong điều trị bệnh và thẩm mỹ
- 13/02/2021 | Giải đáp thắc mắc: tế bào gốc lấy từ đâu?
1. Khái niệm về tế bào gốc?
Tế bào gốc là các loại tế bào được lấy từ cơ thể con người. Cụ thể, các tế bào nguyên sinh nhất trong cơ thể được gọi là tế bào gốc, chúng có thể tiến hóa thành nhiều dạng tế bào khác nhau nhằm mục đích thay thế hoặc làm lành các tế bào đã bị hư hại của cơ thể. Hiện nay, với sự phát triển rất nhanh của ngành y tế thì người ta còn có thể điều trị các căn bệnh nguy hiểm như ung thư bằng tế bào gốc.
Loại nguyên liệu quý giá này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1945, và đặc biệt phát triển mạnh ở các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Hàn,... Đến ngày nay thì tế bào gốc đã được ứng dụng rộng rãi trên mọi quốc gia, tất nhiên chúng cũng đã xuất hiện ở Việt Nam. Mặc dù tế bào gốc đã là một liều thuốc rất phổ biến thế nhưng không phải ai cũng biết về nguồn gốc và phương pháp lấy tế bào gốc như thế nào. Dựa theo tính năng của tế bào gốc, ta có thể chia tế bào gốc ra làm 2 loại chính là:
Tế bào gốc phôi thai:
Đây là loại tế bào gốc được lấy từ những phôi thai mới được vài ngày tuổi (khoảng 3 - 5 ngày tuổi). Giai đoạn này có khoảng 150 tế bào và phôi được gọi là blastocyst. Loại tế bào gốc này còn được gọi với cái tên tế bào gốc toàn năng bởi khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau là rất cao.
Những tế bào phôi thai có thể được lấy từ những phôi thai mấy ngày tuổi, nhau thai, mô bào thai, máu dây rốn hay màng dây rốn. Mặc dù mỗi lần chiết xuất tế bào gốc từ phôi thai chỉ nhận được một lượng nhỏ các tế bào, thế nhưng khả năng phân chia để sản sinh ra các tế bào gốc phôi hệ con cháu là rất lớn.
Tế bào gốc trưởng thành:
Loại tế bào gốc này được trích xuất từ cơ thể người và được thực hiện những nghiên cứu khoa học để tạo ra những tế bào hệ tiếp theo. Khả năng biệt hóa thành các dạng tế bào khác nhau từ loại tế bào gốc trưởng thành hầu như là không thể, chúng chỉ có thể sản sinh ra các tế bào cùng dạng.
Bên cạnh đó, tế bào gốc trưởng thành chỉ có thể được lấy từ một số cơ quan trong cơ thể người như là phần tủy xương, các mô mỡ và máu. Chính vì vậy, lượng tế bào gốc được sinh ra cũng rất hạn chế, không đa dạng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh các tế bào gốc dây rốn thì tế bào gốc cũng có thể được tìm thấy trong nước ối, chúng có khả năng biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt. Mặc dù vậy, để hiểu rõ hơn về tế bào này thì cần tiến hành nhiều nghiên cứu sâu hơn.
Tế bào gốc có thể được lấy từ phôi thai
2. Tế bào gốc trong việc điều trị bệnh?
Tế bào gốc trong việc điều trị các bệnh lý về não: Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là 2 bệnh lý rất khó điều trị tận gốc thế nhưng nhờ vào các liệu pháp tế bào gốc để thay thế các phần mô tế bào đã bị hư hại trong não.
Điều trị tim mạch bằng tế bào gốc: Mặc dù việc điều trị các bệnh lý về tim mạch mới đang được thử nghiệm nhưng đã cho thấy những hiệu quá đáng chú ý, vì vậy khả năng các bệnh nhân bị mắc các căn bệnh về tim mạch nghiêm trọng sẽ sớm được chữa trị bằng phương pháp này.
Điều trị các bệnh lý về máu: Tất cả các loại tế bào gốc được lấy từ tủy xương và máu hầu hết đều có thể tạo ra các loại tế bào máu từ phổ biến cho tới hiếm có. Bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về máu nguy hiểm nhất như thiếu hồng cầu, thiếu bạch cầu hay bệnh suy giảm miễn dịch đều có thể được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc.
Tế bào gốc cũng có thể được hiến tặng cho người thân đang mắc phải những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm để giảm chi phí điều trị và tăng khả năng tương thích. Tế bào gốc thậm chí còn có thể được trích xuất ra từ cơ thể người và lưu trữ trong phòng thí nghiệm để đề phòng những rủi ro trong tương lai chính họ sẽ cần dùng đến. Trong trường hợp này, các tế bào gốc thường được lấy từ tủy xương, máu cuống rốn và các tế bào gốc ngoại vi.
Ngoài ra, cũng có một số căn bệnh phổ biến hiện nay có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị như: bệnh đái tháo đường, viêm xương khớp, khuyết tật bẩm sinh, điều trị ung thư, thay thế răng bị mất, giải quyết các vấn đề về thị lực hay thính giác, hỗ trợ điều trị tình trạng vô sinh,...
Có thể sử dụng tế bào gốc để điều trị bệnh thiếu máu
3. Ứng dụng tế bào gốc trong thẩm mỹ?
Từ những năm đầu tiên phát hiện và nghiên cứu ra tế bào gốc thì công dụng mà chúng mang lại cho nền y học không chỉ là việc chữa bệnh mà cả vấn đề thẩm mỹ cũng được quan tâm nhiều, đặc biệt là vấn đề về da liễu. Đến ngày nay, việc sử dụng các vấn đề về da bằng tế bào gốc được thực hiện rất rộng rãi. Một số công dụng của tế bào gốc trong việc thẩm mỹ da phải kể đến:
-
Trị liệu các vấn đề về sẹo rỗ, sẹo lõm.
-
Điều trị thâm da, nám da.
-
Trị các loại mụn bằng tế bào gốc.
-
Chăm sóc da, dưỡng da, hay giúp hồi phục da bị hư tổn.
-
Giúp giảm nguy cơ lão hóa da.
Các tế bào gốc được sử dụng trong thẩm mỹ da liễu có thể lấy từ các loại động vật, phổ biến nhất là tế bào gốc nhau thai cừu.
Tế bào gốc trong thẩm mỹ da liễu có thể được lấy từ nhau thai cừu
Việc điều trị thẩm mỹ da bằng tế bào gốc mang hiệu quả cao nhất khi được thực hiện bằng phương pháp bôi trực tiếp lên bề mặt da. Chính vì vậy, tế bào gốc trong thẩm mỹ thường được điều chế dưới dạng serum để giúp người bệnh sử dụng được một cách thuận tiện nhất.
Mặc dù các dòng sản phẩm dưỡng da hoặc điều trị da được đưa ra thị trường rất phổ biến thế nhưng không phải loại sản phẩm nào cũng mang đến tính hiệu quả cao cho người dùng (đặc biệt là khi không có sự trợ giúp từ các chuyên gia về da liễu). Đã có không ít trường hợp người bệnh tự mua các sản phẩm tế bào gốc về nhà để điều trị da liễu nhưng không có tiến triển tốt mà còn mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất về việc điều trị bệnh cũng như việc thẩm mỹ da bằng tế bào gốc. Bệnh viện MEDLATEC sẽ là nơi bạn có thể tin tưởng. Điện thoại liên hệ của bệnh viện là 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!