Tin tức
Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?
- 30/01/2021 | Tiền sản giật thai kỳ - Biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai kỳ
- 09/06/2022 | Mẹ bầu bị viêm cột sống dính khớp có đáng lo không?
- 15/04/2022 | Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
1. Tìm hiểu về cao huyết áp thai kỳ
Bị cao huyết áp khi mang thai ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Vì vậy, để hạn chế các tác hại, điều cơ bản nhất là bạn phải hiểu rõ về tình trạng này.
Nhiều mẹ bầu bị cao huyết áp khi mang thai
Cao huyết áp thai kỳ là gì?
Để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi, cơ thể người mẹ thường tăng sinh nhịp tim và tim co bóp nhiều hơn để tăng lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thai cũng như đến các cơ quan như: vú và tử cung. Do vậy, mà áp lực nên thành mạch cũng tăng nên, dẫn đến huyết áp của phụ nữ mang thai thường sẽ tăng nhẹ.
Tăng huyết áp thai kỳ là khi chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Ước tính có khoảng 5 - 10% thai phụ gặp tình trạng này. Cao huyết áp thường xuất hiện vào tuần 20 của thai kỳ và kết thúc khi "vượt cạn" được 6 tuần.
Nguyên nhân gây cao huyết áp thai kỳ
-
Thai phụ bị cao huyết áp mạn tính.
-
Thu nạp quá nhiều muối.
-
Thói quen ít vận động.
-
Cơ thể béo phì.
-
Thần kinh căng thẳng, mệt mỏi.
-
Thai phụ tuổi trên 35.
-
Thiếu máu.
-
Chế độ ăn uống không hợp lý.
-
Cơ thể sản xuất quá nhiều nước ối.
-
Mang thai đôi hoặc nhiều hơn.
-
Mắc các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch,...
Có nhiều yếu tố khiến phụ nữ mang thai có huyết áp tăng cao
Triệu chứng khi bị cao huyết áp thai kỳ
Để xác định bản thân có đang mắc cao huyết áp thai kỳ hay không, mẹ bầu cần quan sát kỹ sức khoẻ và cần lưu ý khi có dấu hiệu bất thường và thường xuyên đo huyết áp.
Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà các triệu chứng của bệnh cũng không giống nhau. Thậm chí là một số mẹ bầu khi bị cao huyết áp không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết tình trạng này bằng các chi tiết nhỏ sau đây
-
Phù.
-
Cân nặng tăng một cách đột ngột.
-
Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn.
-
Đau bụng vùng bên phải.
2. Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?
Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng hầu hết thai phụ bị cao huyết áp đều có thể sinh thường được nếu tình trạng sức khoẻ ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp huyết áp quá cao, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp kích thích quá trình chuyển dạ để mẹ "vượt cạn" thuận lợi hơn.
Mặc dù có thể sinh thường nhưng cao huyết áp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ và đo huyết áp mỗi lần thăm khám. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai mà chẳng may bị cao huyết áp cần tiến hành điều trị đến khi tình trạng ổn định rồi mới mang thai.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể sinh thường dù huyết áp tăng cao
3. Phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ
Phòng tránh cao huyết áp thai kỳ là cách để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu cũng như hạn chế các ảnh hưởng không đáng có đến thai nhi. Để làm được điều này, mẹ bầu cần:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần phòng tránh nguy cơ mắc cao huyết áp khi mang thai. Đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Trong đó:
-
Bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn. Đạm, chất xơ, protein,... là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bổ sung đầy đủ những dưỡng chất này giúp cơ thể khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tật.
-
Hạn chế muối, đường và mỡ động vật trong quá trình nêm nếm thức ăn.
-
Không nên dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn.
-
Ăn đúng bữa, đủ bữa. Nếu bà bầu bỏ bữa sẽ dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến thai nhi.
Chế độ ăn hợp lý là điều cần thiết để phòng tránh cao huyết áp
Uống nhiều nước
Nước là thành phần quan trọng trong cơ thể nó không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp điều hòa huyết áp. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 2 lít nước. Nếu cảm thấy quá nhàm chán, bạn có thể thay thế nước bằng các loại trái cây hoặc nước ép.
Tập thể dục
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu điều hoà khí huyết, từ đó hạn chế nguy cơ mắc cao huyết áp thai kỳ. Tuy nhiên, thai phụ không nên tập luyện các bài tập mạnh, quá sức, thay vào đó bạn hãy chọn các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga,...
Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định
Mang thai không chỉ làm cơ thể của mẹ bầu thay đổi mà còn ảnh hưởng về sức khỏe tinh thần. Tâm trạng căng thẳng cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng cao huyết áp. Vì thế khi mang thai mẹ bầu cần giữ tâm trạng thoải mái. Để xua tan căng thẳng, thai phụ có thể nghe nhạc, đọc sách, ngồi thiền,... Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý hơn đến chất lượng giấc ngủ, tránh thức khuya và ngủ đủ giấc.
Có thể thấy rằng, cao huyết áp là tình trạng thường gặp khi mang thai đồng thời cũng gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để hạn chế tình trạng này, các mẹ cần thăm khám định kỳ và đo huyết áp thường xuyên, đồng thời chú ý hơn đến chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, vận động.
Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi huyết áp cao có sinh thường được không. Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để theo dõi sức khỏe thai kỳ thì bạn có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn tại chuyên khoa Sản - Phụ khoa của Bệnh viện sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra những tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học cho bạn.
Để được tư vấn thêm thông tin hoặc liên hệ đặt lịch khám thai, quý khách xin vui lòng liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 565656 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!