Tin tức
Thiếu máu thiếu sắt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
- 13/06/2023 | Thiếu máu và các cách phân độ thiếu máu
- 13/06/2023 | Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?
- 22/06/2024 | Tổng quan về tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
1. Thiếu máu thiếu sắt là như thế nào?
Thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt để sản sinh hồng cầu gây nhiều tác động xấu tới hệ thống miễn dịch, thần kinh, nhận thức và làm cơ thể dễ mệt mỏi, không đảm bảo hoạt động thể chất.
Thiếu máu thiếu sắt nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đối với sức khỏe
2. Nguyên nhân
Có nhiều yếu tố tác động đến việc thiếu máu thiếu sắt, cụ thể như sau:
Không có đủ sắt
Cơ thể tăng nhu cầu về sắt: những nhóm đối tượng như trẻ đang dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ tới ngày kinh nguyệt cần một lượng sắt đủ để cấu tạo nên hồng cầu khỏe mạnh.
Cơ thể không được bổ sung đủ sắt: những người ăn kiêng, ăn không đủ chất, ăn không lành mạnh, sử dụng nhiều rượu bia, người già,… thường không nạp đủ chất dinh dưỡng, cụ thể là sắt để cân bằng lượng máu trong cơ thể.
Khả năng hấp thụ sắt kém do những bệnh lý về tiêu hóa hoặc do sử dụng những thực phẩm như cà phê, nước ngọt có ga…
Người không có chế độ ăn lành mạnh, đủ dưỡng chất có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt
Mất máu gây ra thiếu sắt
Người bị viêm loét dạ dày, có khối u ác tính trong hệ tiêu hóa, có polyp đường ruột, rong kinh, viêm đường tiết niệu, u xơ tử cung… hay vừa trải qua cuộc phẫu thuật có thể bị mất nhiều máu, dẫn tới thiếu sắt.
Rối loạn chuyển hóa sắt
Người mắc rối loạn chuyển hóa sắt từ bé có thể không tự tổng hợp được transferrin để vận chuyển sắt dẫn tới gan, tim, xương khớp không được vận hành bình thường. Một số trường hợp bệnh nhân có thể suy tim, đau ở các khớp, đái tháo đường…
3. Biểu hiện
Sau đây là một số triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt:
- Mệt mỏi, mất tập trung vào công việc và học tập. Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu do thiếu oxy lên não.
- Cơ thể xanh xao, da nhợt nhạt, tóc và lông yếu, móng dễ gãy.
- Đau ngực, tức ngực, khó thở, nhất là khi làm việc và hoạt động cường độ cao. Điều này xảy ra khi nồng độ hemoglobin trong máu giảm xuống, làm cho oxy tới các cơ quan, tế bào không đủ lượng cần thiết để vận hành.
- Nhịp tim nhanh, nếu để tình trạng này diễn ra liên tục trong thời gian dài thì bệnh nhân có thể bị suy tim.
4. Phương pháp điều trị
Bác sĩ sẽ ưu tiên bệnh nhân sử dụng các chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch, hoặc uống bổ sung nhất là các thực phẩm bổ sung chứa sắt. Lưu ý là chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng, mất bù.
Chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch được chỉ định cho: Các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nặng, cơ thể không thể tự hấp thu được sắt do có vấn đề về đường ruột hoặc mắc hội chứng bẩm sinh, bệnh nhân mang bệnh viêm nhiễm, thiếu máu mạn tính.
Khi mới phát hiện cơ thể thiếu sắt, chưa thiếu máu thì bệnh nhân có thể bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày, sử dụng thực phẩm chức năng chứa sắt. Bệnh nhân nên sử dụng sắt liên tục cho tới khi đủ lượng máu cần thiết, huyết sắc tố đạt mức ổn định.
Dạng thuốc uống như ferrous sulfate hay ferrous gluconate uống ngày 2mg sắt/kg, sử dụng kéo dài trong 1 năm hoặc nửa năm tùy theo tình trạng thiếu máu thiếu sắt.
Dạng truyền tĩnh mạch như Iron sucrose, Iron dextran không được tự ý sử dụng. Liều lượng được tính như sau: tổng liều (mg) = P(kg) x ( HB đích (G/L)- HB thực (G/L)) x0,24 + 500mg.
Sau đó, dựa trên các nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt, bác sĩ sẽ điều trị đồng thời để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phụ nữ mang thai thiếu máu thiếu sắt sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung sắt trong suốt thời gian thai kỳ
5. Cách phòng ngừa
- Theo WHO, đối với phụ nữ mang thai thì cần bổ sung 60mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh em bé, mẹ cần sử dụng tương tự 60mg. Đối với phụ nữ không mang thai, bổ sung 1 viên sắt/ 1 tuần trong vòng 3 tháng, 3 tháng nghỉ rồi tiếp tục nạp thêm sắt với 3 tháng tiếp theo.
- Đối với phụ nữ có thai, được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu, bệnh nhân cần bổ sung sắt mỗi ngày 1 viên suốt thời gian mang thai. Trẻ em sau khi sinh cũng nên được bổ sung dinh dưỡng thông qua sữa mẹ để con có khả năng hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Có chế độ ăn cân đối, giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ định.
- Không nên uống cà phê ngay sau bữa ăn.
- Cần tẩy giun định kỳ hằng năm, giữ môi trường sống sạch sẽ, hợp vệ sinh để hạn chế ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.
Thiếu máu thiếu sắt tưởng chừng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân chủ quan, không chăm sóc sức khỏe khoa học thì rất dễ gặp phải những biến chứng đe dọa tới tính mạng. Việc thăm khám sức khỏe và có chế độ bổ sung sắt định kỳ chính là cách để bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt ổn định được chỉ số và điều trị được các nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín dành cho quý khách đang muốn tìm kiếm một cơ sở y tế có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao và máy móc công nghệ hiện đại. MEDLATEC quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh. Ngoài ra, trang thiết bị máy móc y tế tại MEDLATEC được đầu tư hiện đại hóa, đồng bộ, đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm được cấp chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả cao.
MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi vô cùng tiện lợi. Khách hàng chỉ cần đặt lịch qua tổng đài 1900 56 56 56, cán bộ y tế của MEDLATEC sẽ đến tận địa chỉ đã hẹn để lấy mẫu. Kết quả sẽ được gửi qua tin nhắn và bác sĩ của MEDLATEC cũng sẽ gọi điện tư vấn cho khách hàng.
Dịch vụ lấy mẫu tại nhà của MEDLATEC được nhiều khách hàng đánh giá cao
Quý khách liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch thăm khám và xét nghiệm tại nhà hoặc tại các cơ sở của MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!