Tin tức
Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì, có nguy hiểm không?
- 17/12/2020 | Top 10 thực phẩm bổ sung vitamin B12 hiệu quả nhất
- 10/12/2020 | Thiếu Vitamin D ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bạn?
- 17/12/2020 | Khi nào cần bổ sung vitamin B12 và liều lượng khuyến cáo
1. Tại sao thiếu Vitamin B12?
Hầu hết mọi người đều có đủ Vitamin B12 hấp thu từ thực phẩm ăn uống hàng ngày bởi rất nhiều loại thức ăn chứa và giàu hàm lượng Vitamin B12. Hơn nữa, cơ thể có cơ chế tích lũy Vitamin B12 để sử dụng khi cần thiết, khả năng tích trữ lên tới một vài năm.
Cơ thể nạp vào Vitamin B12 từ thực phẩm
Vấn đề khó khăn đó là khả năng hấp thu Vitamin B12 của cơ thể rất kém, chỉ đạt khoảng 2% tổng hàm lượng dinh dưỡng này có trong thực phẩm. Hệ tiêu hóa cần tiết ra một loại Protein đặc hiệu có khả năng liên kết với Vitamin B12 và hòa tan vào máu đi nuôi cơ thể. Độ tuổi càng cao, khả năng hấp thu Vitamin của đường ruột càng kém, làm tăng nguy cơ thiếu hụt Vitamin B12.
Nguy cơ thiếu vitamin này sẽ cao hơn ở những người sau:
-
Người bị thiếu máu: Protein đặc hiệu kết hợp với Vitamin B12 trong thức ăn ở dạ dày hòa tan vào máu. Thiếu máu khiến cơ thể khó hấp thu Vitamin B12 hơn.
-
Bệnh viêm teo dạ dày, nhất là khiến niêm mạc dạ dày mỏng đi: Hoạt động của dạ dày kém hơn, khả năng tiêu hóa và hấp thu Vitamin B12 vì thế mà bị ảnh hưởng.
-
Các bệnh lý liên quan đến ruột non như: ký sinh trùng, bệnh Celiac, bệnh Crohn, sự phát triển của vi khuẩn,… cản trở hoạt động của cơ quan này.
-
Các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch như Graves, Lupus miễn dịch,…
-
Sử dụng thuốc trị bệnh: Thuốc ức chế bơm Proton (Lansoprazole, Omeprazole, Esomeprazole, Pantoprazole,…), thuốc trị bệnh tiểu đường (Glucophage,…).
Thiếu Vitamin B12 thường gặp ở người ăn thuần chay
Những người thực hiện chế độ ăn thuần chay (hoàn toàn loại bỏ thực phẩm từ động vật), trong đó có thịt, sữa, phô mai, trứng đều chứa hàm lượng Vitamin B12 và là nguồn cung cấp chủ yếu. Những trường hợp này nên xem xét bổ sung Vitamin B12 tăng cường từ uống, tiêm trực tiếp hoặc chất bổ sung.
2. Thiếu Vitamin B12 gây ra bệnh gì?
Nếu thiếu Vitamin B12 nhẹ, có thể bệnh nhân sẽ không xuất hiện triệu chứng và bệnh lý. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung kịp thời, tình trạng thiếu dinh dưỡng này sẽ khiến bạn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:
2.1. Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị hoa mắt chóng mặt
Thiếu Vitamin B12 thường gây thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi, kiệt sức, buồn ngủ,… Tình trạng này thường kéo dài từ ngày này qua ngày khác dù bạn đã tìm nhiều biện pháp khắc phục như ngủ nhiều hơn, ăn uống nhiều dinh dưỡng, hạn chế làm việc quá sức,…
Rất nhiều người thiếu Vitamin B12 nhầm lẫn triệu chứng này với tình trạng thiếu ngủ, làm việc quá sức hoặc tinh thần căng thẳng. Nếu tình trạng này kéo dài, không thuyên giảm dù đã cố gắng khắc phục thì nên tới bệnh viện kiểm tra nồng độ Vitamin B12 trong máu.
Thiếu Vitamin B12 gây thiếu máu, suy nhược cơ thể
2.2. Tổn thương thần kinh
Hệ thần kinh hoạt động tốt có sự góp mặt quan trọng của Vitamin B12, vì thế thiếu hụt dinh dưỡng này thường gây ra suy nhược, tổn thương thần kinh.
Nặng nề hơn, thiếu vitamin này còn gây thoái hóa tủy sống, thoái hóa dây thần kinh ngoại biên, dây thần kinh thị giác,… khi lớp bảo vệ dây thần kinh được hình thành từ Vitamin B12 không còn. Tổn thương thần kinh này thường gây ra triệu chứng tê bì chân tay.
2.3. Biến chứng khác
Thiếu vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng thiếu máu hồng cầu với lưỡi to, mất gai lưỡi. Nếu thiếu máu nặng thì có thể dẫn tới suy tim, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Tình trạng lưỡi to do thiếu Vitamin B12 sẽ ngày càng trầm trọng theo thời gian, vì thế nếu thấy bệnh kéo dài, nặng dần, không đáp ứng với điều trị bệnh thì cần sớm đi thăm khám bác sĩ. Xét nghiệm máu sẽ cho biết nồng độ Vitamin B12 trong máu hiện tại của bạn là bao nhiêu, nếu thấp quá mức sẽ cần bổ sung tăng cường.
Tình trạng sưng lưỡi sẽ được cải thiện khi cung cấp đủ Vitamin B12
Khi cơ thể được cung cấp đủ Vitamin B12 trở lại, các triệu chứng này sẽ giảm dần đến biến mất.
2.5. Giảm thị lực
Thiếu hụt Vitamin B12 ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của dây thần kinh thị giác, người bệnh thường bị suy giảm thị lực. Tình trạng này thường gặp ở những người bệnh suy dinh dưỡng hoặc ăn chế độ chay thuần không tiêu thụ bất cứ thực phẩm có nguồn gốc động vật nào.
Để tăng cường sức khỏe mắt, ngoài bổ sung Vitamin B12, bệnh nhân nên kết hợp bổ sung cả DHA và Vitamin E. Bổ sung thích hợp trong thời gian dài không những làm tăng thị giác và độ nhạy của võng mạc mà còn làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể - căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến thị lực của nhiều người.
2.6. Rối loạn tiêu hóa
Thiếu Vitamin B12 cũng được ghi nhận gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,… và tình trạng bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu không điều trị. Các triệu chứng này thường sẽ được khắc phục nhanh chóng khi bổ sung đủ lượng Vitamin B12.
Phần lớn bệnh nhân thiếu hụt Vitamin B 12 nặng đều do rối loạn trong sản xuất protein ở dạ dày đảm bảo sự hấp thu Vitamin B12. Để điều trị, bổ sung tăng cường Vitamin này không đạt hiệu quả, bệnh nhân bắt buộc phải tiêm bổ sung với liều lượng thích hợp dưới sự giám sát của bác sĩ.
Vitamin B12 cũng tham gia giúp xương chắc khỏe
Như vậy, những dấu hiệu thiếu Vitamin B12 trên đây sẽ giúp bạn đọc nhận biết bệnh và điều trị. Song dấu hiệu bệnh dễ gây nhầm lẫn, triệu chứng thường chỉ biểu hiện khi thiếu hụt nặng và kéo dài nên khám và xét nghiệm máu định kỳ vẫn giúp phát hiện bệnh tốt hơn. Khi gặp phải tình trạng này, nên tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nếu cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!