Tin tức
Thoái hóa cột sống thắt lưng: phương pháp điều trị hiệu quả nhất
- 20/04/2022 | Top 6 bài tập chữa đau lưng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- 19/04/2022 | Tìm hiểu về đau lưng và các bài tập thể dục chữa đau lưng cơ bản
- 16/05/2022 | Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống lưng và cách phòng ngừa
1. Thông tin cần biết về thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, một thống kê của Viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ cho biết có đến 85% người trên 60 tuổi ở đất nước này mắc bệnh.
Đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng nhất là người già
Bệnh có thể xảy ra ở những phần khác nhau của cột sống như:
-
Gai cột sống ngực do vấn đề ở phần giữa cột sống.
-
Phần lưng dưới.
-
Thoái hóa ở phần ngành của khớp xương nhô ra.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ban đầu thường chưa gây triệu chứng rõ ràng nhưng sẽ tiến triển theo thời gian, khi cơn đau nhức nghiêm trọng thì hiệu quả điều trị và phục hồi cũng kém hơn.
2. Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Trước đây, thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu gặp phải ở người cao tuổi, người từng khuân vác nặng làm tổn thương, cong vẹo cột sống hoặc chèn ép đĩa đệm quá mức. Tuy nhiên những năm gần đây, độ tuổi mắc thoái hóa cột sống thắt lưng trẻ dần, nhất là những người làm công việc văn phòng ít vận động, người thừa cân, béo phì, người có chế độ dinh dưỡng không tốt.
Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp cao hơn người bình thường
Sở dĩ thoái hóa cột sống thắt lưng được xếp vào nhóm bệnh mạn tính do đây là hậu quả của quá trình thoái hóa xương khớp và đĩa đệm, không thể điều trị hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm quá trình diễn biến bệnh và từ đó giảm triệu chứng. Triệu chứng bệnh thường xảy ra thành nhiều đợt, có thể tự thoát lui dần hoặc đợt sau đau nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng rất lớn đến vận động, sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, bao gồm:
-
Cứng cột sống thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy, nhất là khi thời tiết lạnh khiến người bệnh rất khó ngồi dậy hay xoay người.
-
Từng đợt diễn biến bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ, khu trú và cơn đau tăng khi vận động.
-
Ở bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nặng, cơn đau thắt lưng trở nên nghiêm trọng, xảy ra cả khi nghỉ ngơi và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
-
Yếu chân, đau theo rễ dây thần kinh, tê nhức chân.
-
Hẹp ống sống, đau cách hồi thần kinh: cơn đau xảy ra dọc theo dây thần kinh tọa, nghiêm trọng hơn khi đi lại và giảm khi nghỉ ngơi.
Chất lượng cuộc sống người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Khi bệnh nặng, rất khó điều trị hồi phục cho người bệnh, không ít bệnh nhân phải chịu triệu chứng bệnh thường xuyên ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe.
Một số biến chứng nguy hiểm nếu bệnh không được điều trị đúng cách, kịp thời là:
-
Đau dây thần kinh tọa.
-
Biến dạng cột sống: cong, gù, lưng, mất thẩm mỹ.
-
Teo cơ.
-
Chèn ép tủy sống.
-
Tàn phế, bại liệt.
-
Triệu chứng ở mắt như sợ ánh sáng, giảm thị lực, mắt sưng đau thường xuyên, thậm chí nghiêm trọng hơn gây mù.
Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng sớm là đặc biệt quan trọng để giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng đe dọa tới sức khỏe người bệnh.
3. Biện pháp nào để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng?
Ngoài dựa trên triệu chứng lâm sàng, một số phương pháp cận lâm sàng giúp chẩn đoán tình trạng bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định là chụp cộng hưởng từ, chụp X-quang tư thế, xét nghiệm máu toàn phần,…
Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng bằng chụp X-quang
Tùy theo tình trạng bệnh mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau, điều trị đơn giản và hiệu quả nhất là khi thực hiện ngay khi thoái hóa cột sống thắt lưng nhẹ, chỉ gây triệu chứng ban đầu như cứng và đau cột sống. Dưới đây là các biện pháp điều trị:
3.1. Chăm sóc tại nhà
Người bệnh có thể hỗ trợ điều trị căn bệnh này tại nhà với các cách đơn giản như:
-
Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.
-
Cải thiện tư thế đứng, ngồi và đi đúng, điều chỉnh nếu có thói quen ngồi hay đi gù lưng.
-
Nghỉ ngơi, xoa bóp khi bị đau cột sống.
-
Tập các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng sự dẻo dai cho cột sống.
3.2. Phương pháp điều trị thay thế
Các phương pháp điều trị sau được sử dụng khi triệu chứng nặng và không cải thiện nhiều khi chăm sóc tại nhà như:
-
Xoa bóp.
-
Châm cứu.
-
Nắn chỉnh cột sống.
-
Kích thích điện.
-
Điều trị bằng sóng âm.
3.3. Điều trị bằng thuốc
Nếu đau do hóa cột sống thắt lưng nặng và kéo dài, phương pháp giảm đau tác dụng mạnh và nhanh hơn sẽ được chỉ định như:
-
Dùng thuốc giảm đau kê đơn.
-
Dùng thuốc giảm đau thần kinh.
-
Dùng thuốc giãn cơ, thuốc giảm co thắt.
-
Dùng thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm.
3.4. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh không đáp ứng điều trị với tất cả các phương pháp trên hoặc dây thần kinh bị chèn ép gây tê liệt nghiêm trọng. Phẫu thuật sẽ thực hiện nhanh chóng và cơn đau do thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ được cải thiện.
Như vậy, thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính sẽ phát triển theo thời gian, không nên chủ quan khi chỉ có dấu hiệu bệnh chưa nghiêm trọng. Cần chú ý thay đổi lối quen sống, vận động và ăn uống lành mạnh để giảm sự tiến triển của bệnh.
Chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp lựa chọn bởi:
-
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, giúp bệnh nhân tiếp cận các phương pháp điều trị tối ưu.
-
Cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống máy móc tiên tiến như máy DEXA scan, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ.
-
Có áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm, giúp giảm tải gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân.
Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!