Tin tức

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

Ngày 10/12/2024
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh khiến người bệnh gặp phải không ít khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu không chú ý điều trị sớm, các cơn đau nhức sẽ lan rộng đến nhiều khu vực trên cơ thể, gây ra hàng loạt biến chứng không mong muốn khác.

1. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? 

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh hay thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm vùng cột sống. Thông thường, cột sống là một hệ thống các đốt sống kéo dài từ cổ xuống xương cụt, giữa các đốt sống có các đĩa đệm sẽ đảm nhiệm chức năng giảm xóc, hỗ trợ cơ thể thực hiện tư thế cúi người, di chuyển một cách nhịp nhàng. 

Thoát vị đĩa đệm thường gây chèn ép các dây thần kinh của tủy sống

Thoát vị đĩa đệm thường gây chèn ép các dây thần kinh của tủy sống

Nêu các đệm tròn bị rách, nhân nhầy phía trong dễ bị tràn ra bên ngoài, gây thoát vị đĩa đệm. Đồng thời khi đó, hệ thống dây thần kinh cột sống cũng bị chèn ép, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của cơ thể. 

2. Triệu chứng của tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh

Tại từng vị trí đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh, triệu chứng xuất hiện có thể thay đổi. Cụ thể như: 

  • Khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: Người bệnh hay cảm thấy đau nhức và tê mỏi tại vùng vai gáy. Dấu hiệu này có xu hướng xuất hiện khi người bệnh thực hiện động tác ngửa cổ, xoay cổ và cúi cổ. Theo thời gian, bệnh lý diễn biến ngày càng trầm trọng hơn, cơn đau sẽ lan xuống vùng cánh tay, vùng cẳng tay, vùng bàn tay, thậm chí là ngón tay. 
  • Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép: Triệu chứng thường xuất hiện là đau âm ỉ tại vùng hông, vùng thắt lưng, tại một bên hông. Ngoài ra, cơn đau còn có thể chạy dọc theo hệ thống dây thần kinh đùi, cẳng chân hay thậm chí là đến tận ngón chân. 

Khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau cổ

Khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau cổ

Cơn đau có xu hướng giảm bớt khi bạn ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên khi vận động, duy trì tư thế thẳng lưng, cơn đau lại xuất hiện thường xuyên hơn. 

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do chuyển động thực hiện lặp đi lặp lại, tình trạng thừa cân, lão hóa tự nhiên. Bên cạnh đó, những tác động xấu đến từ hoạt động nâng đỡ vật nặng, điều chỉnh xoay người không đúng tư thế cũng dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh. 

4. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải

Trường hợp không được phát hiện, điều trị can thiệp kịp thời, thoát vị đĩa đệm dễ dẫn đến một số biến chứng như:

  • Đau rễ thần kinh: Khi dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 
  • Rối loạn cảm giác: Vùng da ứng với từ vùng rễ thần kinh bị tổn thương có thể bị tê bì, rối loạn cảm giác. 
  • Teo cơ: Người bị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh dễ bị teo cơ do đau nhức dẫn đến lười vận động, dần dần gây teo cơ. 
  • Rối loạn bài tiết: Xảy ra khi các dây thần kinh chi phối cho bàng quang bị chèn ép. Khi đó, hoạt động tại hệ bài tiết cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện ở người bệnh lúc này là khó đi tiểu, đi tiểu không tự chủ. 
  • Đau khi vận động: Cơn đau xuất hiện khi người bệnh phải vận động, di chuyển nhưng khi nghỉ ngơi, cảm giác đau lại giảm bớt. Khi vận động càng nhiều, cơn đau lại càng nghiêm trọng.
  • Cột sống thắt lưng bị lệch vẹo: Khiến chức năng vận động như xoay người, cúi gập người trở nên kém linh hoạt hơn. Đồng thời, các cơn đau cũng xuất hiện do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép. 

Thoát vị đĩa đệm có thể gây các cơn đau khiến người bệnh khó chịu

Thoát vị đĩa đệm có thể gây các cơn đau khiến người bệnh khó chịu

5. Cách thức chẩn đoán và điều trị

5.1. Chẩn đoán

Trước tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng việc hỏi tiền sử bệnh lý, khai thác triệu chứng, kiểm tra tình trạng thực tế của người bệnh. Sau đó, người bệnh có thể được chỉ định làm thêm một số thăm dò khẳng định khác như:

  • Chụp X-quang: Cung cấp hình ảnh thực tế của cột sống người bệnh, từ đó chẩn đoán được các tình trạng thoái hóa cột sống, trượt hay xẹp đốt sống, cong vẹo cột sống,... 
  • Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ giúp xác định chính xác vị trí, số lượng, mức độ thoát vị đĩa đệm cũng như mức độ chèn ép dây thần kinh. Ưu điểm của phương pháp này là cho độ chính xác cao, cung cấp thông tin hữu ích phục vụ quá trình chẩn đoán. 
  • Chụp CT kết hợp chụp bao rễ cản quang: Kỹ thuật này thường được chỉ định khi bệnh nhân không đủ điều kiện chụp cộng hưởng từ MRI. Chụp CT kết hợp chụp bao rễ cản quang cũng giúp kiểm tra vị trí, tình trạng thoát vị. 

Kỹ thuật chụp X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra tình hình thực tế của cột sống

Kỹ thuật chụp X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra tình hình thực tế của cột sống

5.2. Điều trị

5.2.1. Điều trị nội khoa 

Với phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh chủ yếu được chỉ định dùng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng đau, thuốc chống viêm, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giúp giãn cơ. 

Về cơ bản, tùy theo tình hình bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Việc của người bệnh lúc này là tuân thủ hướng dẫn về liều lượng dùng và thời gian dùng. 

Điều trị nội khoa bằng thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho người bệnh

Điều trị nội khoa bằng thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho người bệnh 

5.2.2. Vật lý trị liệu

Song song với chỉ định dùng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện tập vật lý trị liệu. Mục đích chính của việc này là hỗ trợ điều chỉnh cột sống, giảm áp lực gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. 

5.2.3. Điều trị ngoại khoa

Trường hợp điều trị nội khoa không còn mang lại hiệu quả, phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật có khả năng được bác sĩ cân nhắc. Trong đó, mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ phần nhân nhầy tràn ra bên ngoài hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. 

Bởi vẫn tiềm ẩn rủi ro nên phẫu thuật chỉ được chỉ định trong trường hợp những phương pháp điều trị khác không đem đến hiệu quả. Nói cách khác, đây là lựa chọn chỉ định điều trị cuối cùng. 

Song song với điều trị theo phác đồ hướng dẫn của bác sĩ, người bị thoái hóa cột sống cần hạn chế vận động mạnh. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là những nhóm chất tốt cho xương khớp (như canxi, omega 3, protein,...), tập luyện thể dục thể thao vừa sức, nghỉ ngơi điều độ,... 

Để chủ động phát hiện sớm tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh, bạn nên đi kiểm tra nếu cảm thấy cơ thể biểu hiện triệu chứng bất thường. Nếu chưa tìm được địa chỉ thăm khám uy tín, bạn hãy có thể tham khảo và lựa chọn chuyên khoa Cơ Xương Khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám hoặc yêu cầu tư vấn chi tiết, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ