Tin tức

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, đối tượng nguy cơ cao và phòng ngừa

Ngày 14/02/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Việc xác định được nguyên nhân thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những tư vấn phù hợp với người bệnh cũng như xây dựng phác đồ điều trị cho hiệu quả cao. Thực tế, bên cạnh yếu tố khách quan như chấn thương thì gen di truyền, vấn đề về cột sống cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

1. Một số dấu hiệu và nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

1.1. Dấu hiệu thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm 

Một vài dấu hiệu đặc trưng nhất của người bị thoát vị đĩa đệm. 

  • Đau nhức tại vùng cổ và vùng lưng, cơn đau có thể kéo dài (lan từ cổ xuống cánh tay hoặc xuống tận chân). 
  • Cơ thể mất cân bằng khi di chuyển. 
  • Xuất hiện cảm giác tê nhức tại khu vực dưới thoát vị đĩa đệm. 
  • Đau khi mang vác vật nặng, vận động nhiều. 
  • Khi thay đổi tư thế, khu vực đau có thể tăng hoặc giảm.  

Người bị thoát vị đĩa đệm hay bị đau nhức vùng cổ, lưng

Người bị thoát vị đĩa đệm hay bị đau nhức vùng cổ, lưng 

1.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm 

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện do nhiều lý do, trong đó, thoái hóa cột sống, gen di truyền và chấn thương được cho là các tác nhân hàng đầu. 

  • Thoái hóa cột sống: Theo thời gian, khu vực đĩa đệm cũng như cột sống bị lão hóa dần, cụ thể là tình trạng xương bị bào mòn, xơ cứng, mọc gai,...; đĩa đệm mỏng hơn, đàn hồi kém,... nên dễ bị tổn thương. 
  • Gen di truyền: Người sinh ra trong gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm có thể bị di truyền lại.
  • Chấn thương: Cột sống bị tác động do tai nạn là có thể là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lao động khi mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi sai tư thế cũng dễ khiến cột sống bị chấn thương. 
  • Một số yếu tố khác: do béo phì, do các bệnh lý bẩm sinh ở cột sống như gù, thoái hóa cột sống,...

Chấn thương từ quá trình lao động có thể ảnh hưởng đến cột sống, gây thoát vị đĩa đệm

Chấn thương từ quá trình lao động có thể ảnh hưởng đến cột sống, gây thoát vị đĩa đệm 

2. Đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm

  • Người hay mang vác vật nặng, cột sống dễ bị ảnh hưởng. 
  • Người bị béo phì. 
  • Người bước sang độ tuổi trung niên, người cao tuổi (cơ thể bị lão hóa). 
  • Vận động viên cử tạ, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ,... thường xuyên luyện tập, thi đấu nhưng không áp dụng đúng kỹ thuật. 
  • Người sinh ra trong gia đình có thành viên bị thoát vị đĩa đệm. 
  • Người mắc một số chứng bệnh như gout, đái đường, viêm khớp dạng thấp,... 

Người hay phải mang vác vật nặng có rủi ro cao mắc thoát vị đĩa đệm

Người hay phải mang vác vật nặng có rủi ro cao mắc thoát vị đĩa đệm

4. Một số phương pháp chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm 

4.1. Chẩn đoán 

Để chẩn đoán bệnh, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số thông tin liên quan đến bệnh lý như nghề nghiệp, tiền sử bệnh và một số biểu hiện mà người bệnh gặp phải.

Bác sĩ kiểm tra phim chụp X-quang để chẩn đoán bệnh

Bác sĩ kiểm tra phim chụp X-quang để chẩn đoán bệnh

Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số chẩn đoán hình ảnh cần thiết như chụp X quang, chụp MRI, chụp CT,.. nhằm xác định vùng đĩa đệm bị tổn thương và tình trạng bệnh lý. 

4.2. Điều trị 

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm chưa diễn biến nặng, người bệnh không cần phải phẫu thuật mà chỉ cần sử dụng thuốc, điều trị giảm áp lực đĩa đệm,... cụ thể như:

  • Thực hiện bài tập vận động phù hợp nhằm giúp cột sống ổn định. 
  • Dùng thuốc: Chủ yếu là thuốc chống viêm và thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ để giảm bớt tình trạng đau, viêm nhiễm tại vùng đĩa đệm. Khi dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. 
  • Thực hiện phương pháp giảm áp lực như dùng thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ phần lưng, ngồi và ngủ theo tư thế khoa học hơn, hạn chế nâng vật nặng. 
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Đây là kỹ thuật trị liệu tiên tiến sử dụng sóng siêu âm, sóng xung kích để giảm bớt cơn đau cho người bệnh. 
  • Châm cứu: Phương pháp này giúp kích thích khả năng lưu thông khí huyết, giảm bớt tình trạng viêm nhiễm. Sau một thời gian châm cứu, người bệnh sẽ cảm thấy phần cơ bắp quanh đĩa đệm thư giãn hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu

Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm đã trở nặng, không thể điều trị bằng các phương pháp nói trên, bác sĩ có thể phải chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật. Nói chung, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bị thoát vị đĩa đệm, bạn nên đi kiểm tra sớm để điều trị kịp thời,... tránh biến chứng nguy hiểm về sau. 

3. Biện pháp phòng ngừa

Muốn phòng tránh thoát vị đĩa đệm, việc thay đổi tư thế hoạt động, áp dụng bài tập phù hợp, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh,... là rất cần thiết. Cụ thể như:

  • Đứng, ngồi đúng tư thế: Bạn không nên duy trì tư thế ngồi quá lâu. Đồng thời khi ngồi, bạn phải ngồi thẳng. Thi thoảng, bạn hãy đứng lên để giảm áp lực cho cột sống. 
  • Duy trì tư thế ngủ phù hợp: Lúc ngủ, bạn hãy duy trì tư thế thẳng lưng, chọn gối đầu thoải mái. 
  • Thực hiện bài tập phù hợp: Ví dụ như tập yoga, tập pilates giúp cơ thể thư giãn, hỗ trợ cơ bắp tại phần bụng và phần lưng, tránh tập quá sức, tập sai kỹ thuật gây chấn thương. 
  • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, cơ bắp và xương khớp phục hồi nhanh hơn. 
  • Hạn chế dùng chất kích thích: Chẳng hạn như thuốc lá, ma túy, rượu bia. 
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng. Đồng thời, nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Bạn nên duy trì tư thế ngồi thẳng

Bạn nên duy trì tư thế ngồi thẳng 

Trên đây, bài viết đã chia sẻ nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ. Một địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Xương khớp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm. MEDLATEC sở hữu những ưu điểm nổi trội như:

  • Trang bị đầy đủ hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, máy CT Scan, MRI, máy siêu âm,... hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ, Đức và Thụy Sĩ, trợ giúp đắc lực việc chẩn đoán. 
  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ) có khả năng thực hiện nhiều loại hình phân tích xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. 
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn. 

Đến với MEDLATEC, Quý khách có thể trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng cao. Đặt đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn thêm. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.