Tin tức

Thoát vị đĩa đệm là gì? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Ngày 03/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Thoát vị đĩa đệm là 1 trong những bệnh lý gây nhiều cản trở trong công việc và sinh hoạt. Tuy nhiên, phần lớn mọi người thường có tâm lý ỷ lại, không điều trị bệnh sớm cũng như thờ ơ trước những triệu chứng khởi phát. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, đồng thời nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh, bài viết này sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm được mô tả là phần liên kết các đốt sống với phần nhân nhầy bên trong và lớp vỏ bọc bên ngoài. Nhờ có bộ phận này mà sự chuyển động của các đốt sống được linh hoạt và dẻo dai hơn, đồng thời tăng cường khả năng chịu lực. Tuy nhiên, khi gặp phải một tổn thương hoặc tác động nào đó khiến đĩa đệm bị thoát vị. Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Thực tế, bệnh lý này được giải thích là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị chèn ép và tràn ra ngoài, xâm lấn vào các dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức.

thoát vị đĩa đệm là gì các giai đoạn hình thành bệnh ra sao là điều nhiều bạn đọc thắc mắc

Thoát vị đĩa đệm là gì? Các giai đoạn hình thành bệnh?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường phát sinh do những thoái hóa, tổn thương, gãy, nứt ở bất kỳ vùng nào trên cột sống. Theo chia sẻ của bác sĩ, phần lớn bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở vùng thắt lưng vì đây là khu vực chịu nhiều áp lực khi vận động. Do đó, những người làm việc nặng hoặc người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường được phân chia thành 4 giai đoạn với những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Ở thời điểm khởi phát bệnh (giai đoạn 1), đĩa đệm bắt đầu xuất hiện triệu chứng to phình. Chuyển tiếp đến giai đoạn 2 thì chúng có biểu hiện lồi lên rõ rệt. Bệnh sẽ trở nặng thực sự ở giai đoạn 3 vì đây là thời điểm đĩa đệm đã bị thoát vị thực sự. Ở giai đoạn cuối cùng, tình trạng tổn thương của đĩa đệm sẽ nặng nề hơn khi tình trạng thoát vị xuất hiện mảnh rời.

2. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm ngày một nhiều hơn. Đồng thời, những ảnh hưởng từ bệnh lý này cũng khiến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của bệnh nhân ngày một giảm sút. Chính vì thế mà khá nhiều người cảm thấy lo lắng và muốn tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh để dễ dàng nhận diện, thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Sau đây là một số chia sẻ hữu ích dành cho mọi người:

2.1. Đau nhức

Ngay từ giai đoạn đầu, bệnh nhân đã xuất hiện cảm giác đau nhức tại vị trí cột sống bị thoát vị hoặc một số bộ phận liên quan. Điển hình như đau nhức ở đốt sống cổ, đốt sống lưng, vai gáy,... rồi dần lan truyền sang tay và chân. Thông thường, cảm giác này sẽ kéo dài liên tục trong vài ngày hoặc vài tuần và cũng có thể là vài tháng, tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân.

Cảm thấy đau nhức vùng đĩa đệm bị thoát vị

Cảm thấy đau nhức vùng đĩa đệm bị thoát vị

Tính chất của triệu chứng đau nhức có thể là rất dữ dội theo từng cơn hoặc âm ỉ liên tục. Đặc biệt, cảm giác đau sẽ tăng nhiều hơn khi vận động mạnh hoặc đi lại thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi được nghỉ ngơi, triệu chứng này có thể thuyên giảm. Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý những biểu hiện đi kèm với triệu chứng này vì đau nhức còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. 

2.2. Tê bì tay chân

Theo cấu trúc bình thường thì nhân nhầy sẽ được bao bọc bên trong đĩa đệm. Tuy nhiên, khi bị tác động hoặc tổn thương, phần nhân nhầy này sẽ bị chèn ép và tràn ra bên ngoài. Sự xâm lấn của nhân nhây khiến tăng thêm nhiều áp lực cho các rễ thần kinh tăng và tạo cảm giác tê bì ở những vùng liên quan. Chẳng hạn như vùng sau cổ, vùng thắt lưng và dần lan tỏa sang nhiều khu vực khác (đùi, bẹn, mông và gót chân). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bị rối loạn cảm giác do sự gia tăng mức độ của triệu chứng này.

2.3. Bại liệt - yếu cơ

Yếu cơ hoặc bại liệt là triệu chứng thường gặp khi tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Đồng thời, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng này, người bệnh thường bị giảm sút khả năng vận động rất nhiều. Một số trường hợp, bệnh nhân không thể tiếp tục làm việc vì cơ thể bị suy yếu trầm trọng hoặc dẫn đến bại liệt, sống phụ thuộc vào những người thân trong gia đình. 

Bại liệt là triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh

Bại liệt là triệu chứng nghiêm trọng nhất của bệnh

3. Các biện pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh rất nghiêm trọng đối với những người lao động nặng hoặc người cao tuổi. Đồng thời, đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Chính vì thế, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện cảm giác đau nhức kèm theo một vài triệu chứng bất thường, mọi người nên chủ động đến những cơ sở y tế uy tín để thăm khám. 

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục cũng như rút ngắn thời gian chịu những cơn đau. Vậy những phương pháp được dùng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Thực tế, việc chữa trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm chủ yếu tập trung vào giải pháp giảm cơn đau kết hợp sử dụng thuốc và các bài tập luyện đơn giản. Tuy nhiên, sau vài tuần, nếu những can thiệp này không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chuyển sang phương pháp điều trị khác. 

Phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả khá cao

Phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả khá cao

Đối với những bệnh nhân sau khi điều trị 6 tuần nhưng không thấy sự thuyên giảm thì khả năng cao bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, những trường hợp bệnh nặng, đã xuất hiện cảm giác yếu cơ, gặp nhiều khó khăn trong đi lại, đại tiểu tiện có biểu hiện mất kiểm soát,... cũng được đề xuất mổ. Nhìn chung, tùy vào trường hợp và mức độ của bệnh lý mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng.

4. Liệu pháp kết hợp điều trị bệnh hiệu quả 

Theo kinh nghiệm điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ đã đề ra một số giải pháp có khả năng thay thế việc sử dụng thuốc trong thời gian lâu dài. Đồng thời, chúng cũng có thể kết hợp với thuốc nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Sau đây là một số chia sẻ dành cho các bạn:

4.1. Các liệu pháp kết hợp

Để giảm triệu chứng đau nhức do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, bệnh nhân thường được đề xuất thực hiện một số phương pháp sau đây trong quá trình điều trị:

  • Châm cứu: đây là liệu pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị các triệu chứng đau nhức ở bệnh nhân.

Châm cứu giúp giảm tình trạng đau nhức ở cột sống

Châm cứu giúp giảm tình trạng đau nhức ở cột sống

  • Massage không những làm cơ thể được thư giãn mà còn có giúp bệnh nhân giảm cơn đau, tăng cường cảm giác thoải mái.

  • Kéo nắn xương khớp.

  • Tập luyện yoga.

4.2. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt của bệnh nhân trong quá trình điều trị có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hồi phục bệnh. Chính vì thế, mọi người cần cân nhắc và lưu ý một số điều sau đây để đẩy lùi những tác động do bệnh thoát vị đĩa đệm gây nên:

  • Tuyệt đối không nên vận động hoặc bưng, bê nặng. 

  • Thường xuyên nghỉ ngơi, tạo điều kiện để cơ thể được thả lỏng kết hợp với các bộ môn thể thao nhẹ nhàng do bác sĩ chỉ dẫn để tăng cường sức khỏe.

  • Khi xuất hiện triệu chứng bất thường như đau tê khu vực mông, đùi, tê liệt chân, đi tiểu khó hay kể cả đột ngột bị yếu tay hoặc chân,... phải đi khám ngay.

  • Không nên nằm quá nhiều: mặc dù khi nghỉ ngơi, bệnh nhân chủ yếu nằm để thư giãn nhưng cũng phải kết hợp vận động nhẹ để tránh trường hợp gây yếu cơ hoặc cứng khớp.

Với những chia sẻ chi tiết từ các bác sĩ, chắc hẳn bạn đọc đã lý giải được thoát vị đĩa đệm là gì. Đồng thời, mọi người còn được bổ sung thêm nhiều kiến thức trong việc nhận diện và điều trị bệnh sao cho hiệu quả. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ luôn giữ gìn sức khỏe và chủ động phòng tránh bệnh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.