Tin tức
Thông tin quý giá dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- 25/08/2020 | Đặc biệt cẩn trọng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm
- 25/06/2020 | Làm thế nào để trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm?
- 19/05/2020 | Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và triệu chứng là gì?
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm cột sống thắt lưng là những miếng đệm nằm giữa những đốt sống bên trong có chứa nhân nhầy và bao quanh nó là các vòng sơ. Đĩa đệm có vai trò làm giảm áp lực tác động lên cột sống khi con người hoạt động.
Nếu như đĩa đệm bị tổng tổn thương hay suy yếu sẽ khiến bao xơ bị mòn, gãy, rách,… làm cho nhân nhầy rơi ra ngoài và chèn ép lên những rễ dây thần kinh thông qua những lỗ liên hợp của đốt sống. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chúng ta hay còn gọi là bệnh Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau trong từng giai đoạn:
Thoát vị đĩa đệm trải qua 4 giai đoạn với các biểu hiện khác nhau
-
Giai đoạn 1 - Phình, lồi đĩa đệm: bao xơ chưa có dấu hiệu tổn thương thế nhưng nhân nhầy bên trong bắt đầu biến dạng. Giai đoạn khởi phát này sẽ khó nhận ra do những cơn đau lưng xuất hiện khá giống với chứng đau lưng thông thường.
-
Giai đoạn 2 - Sa đĩa đệm: bao xơ suy yếu dần nhưng vẫn chưa làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài. Thế nhưng giai đoạn này đã diễn ra sự chèn ép vào rễ dây thần kinh làm cho bệnh nhân bị đau lưng dữ dội.
-
Giai đoạn 3 - Thoát vị đĩa đệm thực thụ: bao xơ bị nứt, rách khiến nhân nhầy rơi ra bên ngoài nhưng chúng vẫn kết nối với nhau như một khối. Nhân nhầy đè lên dây thần kinh gây ra các cơn đau lưng dữ dội khiến người bệnh mệt mỏi, bị rối loạn cảm giác, di chuyển khó khăn.
-
Giai đoạn 4 - Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: khi khối thoát vị phát triển sẽ làm cho nhân nhầy tách ra khỏi khối ban đầu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí khiến bệnh nhân bị liệt nửa người vĩnh viễn.
2. Biểu hiện của bệnh
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
-
Đau khu vực thắt lưng từ âm ỉ đến đột ngột dữ dội, các cơn đau buốt diễn ra thành từng cơn.
Các cơn đau xuất hiện thành từng cơn từ âm ỉ đến đột ngột dữ dội
-
Cơn đau chỉ tạm biến mất khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Thế nhưng khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nằm nghiêng, cử động mạnh thì cơn đau sẽ gia tăng.
-
Cơn đau lan ra vùng mông, cả mặt trước và sau đùi kèm theo cảm giác tê ở mu bàn chân.
-
Khả năng cử động bị hạn chế như ưỡn lưng hay cúi thấp.
-
Có xu hướng nghiêng hoặc vẹo sang 1 bên để hạn chế cơn đau.
-
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ mất khả năng tự chủ trong việc đi vệ sinh, teo cơ và thậm chí bị liệt hoàn toàn.
3. Bệnh gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Nếu không được phát hiện và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sớm tại các cơ sở y tế lớn sẽ làm ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bệnh nhân:
-
Rối loạn trong đại tiểu tiện: Căn bệnh này tác động lên dây thần kinh vùng thắt lưng gây ra hiện tượng rối loạn cơ tròn khiến bệnh nhân không thể tự chủ trong đại tiểu tiện.
Bệnh có thể khiến người mắc bị mất tự chủ trong đại tiểu tiện
-
Tác động đến hệ thần kinh: Vị trí bị thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra chèn ép và tổn thương lên dây thần kinh, gây ra các cơn đau nhức khó chịu cho bệnh nhân. Nếu như không được chữa trị và điều chỉnh tư thế đi đứng sẽ khiến cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn. Các cơn đau không chỉ tập trung ở vùng lưng mà sẽ lan ra tay chân trong lúc làm việc hay di chuyển.
-
Teo cơ: bệnh khiến quá trình lưu thông máu đến các cơ bị giảm sút dẫn đến các chất dinh dưỡng bị hao mòn trong các cơ. Từ đó các cơ bị suy giảm sức mạnh và giảm chức năng vận động của bệnh nhân.
-
Rối loạn cảm giác: bệnh sẽ gây ra tổn thương cho dây thần kinh thế nên khu vực da tương ứng với rễ dây thần kinh sẽ có cảm giác nóng lạnh và không còn cảm giác tê tay chân.
-
Tê liệt vĩnh viễn: đây là hậu quả nặng nề nhất mà thoát vị đĩa đệm gây ra cho bệnh nhân nếu như không điều trị kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm gây ra biến chứng nặng nề nhất chính là khiến bệnh nhân bị bại liệt
-
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: đây là dạng đau rễ dây thần kinh ngắt quãng. Hội chứng này xuất hiện khi bệnh nhân di chuyển một đoạn đường bỗng phải dừng lại nghỉ ngơi mới có thể đi tiếp.
4. Thoát vị đĩa đệm điều trị như thế nào?
Khi phát hiện có những cơn đau bất thường ở cổ, lưng lan ra tận cánh tay hoặc chân kèm theo tê bì, yếu cơ các bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán để xác định mức độ của bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Việc điều trị chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất khi được thực hiện trong giai đoạn bao xơ chưa bị nứt rách. Nếu bệnh nhân được chữa trị đúng theo chỉ định và phác đồ sẽ đạt tỉ lệ thành công lên đến 95%. Mục đích của việc điều trị chính là giảm đau, hết dị cảm, khôi phục khả năng di chuyển và giúp đĩa đệm không phát triển thêm gây chèn ép vào thần kinh.
Việc điều trị sẽ đạt kết quả tối ưu nhất khi được tiến hành sớm ở giai đoạn bao xơ chưa bị rách
Hiện nay có nhiều biện pháp được tiến hành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng gồm có: sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt,… kèm theo một số bài tập luyện có tác dụng hỗ trợ giảm đau. Thế nhưng các phương pháp này có thể làm lệch hướng điều trị và khiến bệnh nhân lầm tưởng đã giảm đau trong khi tổn thương của đĩa đệm vẫn chưa khỏi.
Đa phần những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm sẽ không phải phẫu thuật. Việc tập luyện và uống thuốc đúng liệu trình giúp hạn chế các triệu chứng bệnh chỉ sau vài ngày hay vài tuần. Nếu như các cơn đau vẫn không suy giảm bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu giúp hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe.
Đối với bệnh nhân có mức độ bệnh nặng hay xuất hiện hội chứng đuôi ngựa các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật được xem là có tỉ lệ thành công cao thế nhưng có thể làm xuất hiện rủi ro và những di chứng sau này kể cả nguy cơ tái phát sau ca phẫu thuật.
5. Phương pháp phòng ngừa
-
Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày.
-
Những người làm việc văn phòng phải ngồi lâu cần nhớ hãy đổi tư thế thường xuyên giúp làm giảm áp lực lên đĩa đệm. Khi cơ thể mọi mệt hoặc bị đau hãy nghỉ ngơi kết hợp chườm nóng, thư giãn,…
-
Không làm việc quá sức, khuân vác nặng làm hỏng cấu trúc cột sống dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
-
Không được hoạt động mạng một cách đột ngột mà cần chậm rãi phân bổ lực dần đều tránh bị sai tư thế.
-
Có chế độ làm việc kết hợp nghỉ ngơi phù hợp.
Làm việc kết hợp nghỉ ngơi cần thiết là việc cần thiết phòng tránh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!