Tin tức
Thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh hiệu quả?
- 19/04/2021 | Tư vấn: Uống gì khi bị cảm lạnh để tình trạng nhanh khỏi
- 24/04/2021 | Mách bạn cách phân biệt triệu chứng dị ứng và cảm lạnh
- 19/04/2021 | Phòng bệnh cảm lạnh sao cho đúng và hiệu quả?
1. Hiểu về cảm lạnh
Trước khi tìm hiểu thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh, chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng này.
Nguyên nhân gây cảm lạnh
Một người trưởng thành có thể bị cảm lạnh 2 - 3 lần/năm. Trong khi đó, con số này ở trẻ em cao hơn nhiều, khoảng 6 - 12 lần/năm do các bé có hệ miễn dịch yếu và chưa biết cách chăm sóc bản thân.
Cảm lạnh do nhiều chủng virus gây ra. Trong đó, rhinovirus là chủng chiếm tỷ lệ cao nhất (hơn 50% trường hợp). Chúng có liên quan mật thiết đến các vấn đề nhiễm trùng xoang và tai, đặc biệt, còn kích thích lên các cơn hen suyễn.
Ngoài ra, cảm lạnh còn do một số chủng virus điển hình khác gây ra như:
-
Virus hợp bào hô hấp.
-
Virus parainfluenza.
-
Adenovirus, coronavirus và metapneumovirus.
Khả năng lây lan của cảm lạnh là rất cao, vì thế, khi tiếp xúc với người bệnh mà không có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ cơ thể (đeo khẩu trang, vệ sinh cá nhân,…) thì sẽ có nguy cơ nhiễm virus cảm lạnh.
Cảm lạnh do virus gây ra, khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu trong nhiều ngày
Triệu chứng của cảm lạnh
Các triệu chứng của cảm lạnh thường rõ ràng sau 2 - 3 ngày cơ thể bị virus cảm lạnh tấn công, bao gồm:
-
Hắt hơi.
-
Nghẹt mũi.
-
Sổ mũi.
-
Đau họng.
-
Ho.
-
Chất nhầy (đờm) chảy xuống cổ họng.
-
Chảy nước mắt.
-
Nhiệt độ cơ thể tăng cao (tuy nhiên, đa số trường hợp cảm lạnh sẽ không sốt).
Lưu ý, trên đây chỉ là các triệu chứng cơ bản và điển hình, sẽ có một số người bị cảm lạnh nhưng không xuất hiện triệu chứng (chiếm khoảng ¼ trường hợp).
2. Thói quen nào giúp bạn phòng tránh cảm lạnh hiệu quả?
Do cảm lạnh rất dễ lây lan nên bạn cần chủ động phòng tránh nhiễm bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Vậy những thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh hiệu quả?
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn, nhờ đó mà hệ miễn dịch cũng được tăng cường. Các nghiên cứu cho thấy, những người ngủ đủ giấc có khả năng phòng tránh các bệnh về đường hô hấp tốt hơn những người ít ngủ, thiếu ngủ. Vì thế, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày) để có một sức khỏe tốt, chống lại bệnh tật nói chung và tình trạng cảm lạnh nói riêng.
Ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh nguy cơ nhiễm cảm lạnh
Uống đủ nước
Thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh? Rất đơn giản, đó là hãy uống đủ nước. Theo đó, việc cung cấp 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thanh lọc và thải độc tố ra ngoài cơ thể dễ dàng và hiệu quả, nhờ đó, hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, khả năng phòng tránh bệnh tật cao hơn. Vào mùa đông, uống nhiều nước ấm còn là cách giữ ấm cơ thể, tránh nguy cơ nhiễm lạnh.
Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Bạn có thể gặp vài vấn đề căng thẳng, áp lực trong công việc và điều này khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hệ miễn dịch yếu đi, vô tình dễ bị virus tấn công và gây bệnh. Do đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày dài làm việc để cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
Tăng cường vitamin C
Uống nước cam và ăn nhiều rau quả giàu vitamin C cũng là một cách đơn giản để phòng (và chữa) cảm lạnh hiệu quả. Đặc biệt với trẻ em, vào thời điểm giao mùa, ba mẹ hãy tăng cường lượng vitamin C cho các bé để gia tăng sức đề kháng.
Ăn uống đủ chất, tăng cường rau quả giàu vitamin C để gia tăng sức đề kháng
Thường xuyên vận động
Vào mùa đông, khi thời tiết trở lạnh, rất nhiều người lười vận động, thậm chí là không ra khỏi nhà. Thế nhưng, điều này sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và yếu ớt. Vì thế, hãy ra ngoài nhiều hơn vào ban ngày, kết hợp với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ,… để gia tăng lượng tế bào của hệ miễn dịch. Nhờ đó, chống lại các loài vi khuẩn và virus gây bệnh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Nên tập thói quen rửa tay thường xuyên với nước lạnh và xà phòng (trong khoảng 20 giây) để có thể tiêu diệt bụi bẩn và các loại virus gây bệnh. Thời điểm nên rửa tay là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ra ngoài về, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bị cảm lạnh. Trường hợp không thể rửa tay bằng nước và xà phòng kịp thời, có thể rửa tạm với nước rửa tay khô.
Không đưa tay lên mặt
Các bộ phận như mắt, mũi, miệng,… có liên quan đến các vấn đề nhiễm trùng, do đó, nên từ bỏ thói quen đưa tay chạm vào các bộ phận này để phòng tránh nguy cơ nhiễm virus, trong đó có virus cảm lạnh.
Nên bỏ thói quen đưa tay lên mặt để phòng tránh các vấn đề nhiễm trùng đường hô hấp
Không uống rượu bia
Rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Và một khi ngủ không đủ giấc, ngủ không ngon thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi để virus cảm lạnh tấn công và gây bệnh.
Không hút thuốc lá
Tương tự, thuốc lá luôn nằm trong “danh sách đen” mà bạn cần loại bỏ nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh. Bởi thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra, trong đó có virus cảm lạnh và virus gây nhiễm trùng họng.
Không chạm vào những vật dụng của người bệnh
Vì virus cảm lạnh tồn tại trong không khí và trên bề mặt các vật dụng mà người bệnh thường xuyên sử dụng nên bạn cần tránh tiếp xúc với người bệnh cũng như chạm vào những món đồ này. Trường hợp nghi ngờ hoặc lỡ chạm vào thì cần rửa tay sạch với nước và xà phòng để diệt sạch virus cảm lạnh bám trên tay.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hy vọng với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã biết được những thói quen nào sẽ giúp bạn tránh cảm lạnh để áp dụng cho bản thân và gia đình. Và ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, cần được nghỉ ngơi, ăn uống và chăm sóc đúng cách để cơ thể mau hồi phục.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!