Tin tức
Thông tin tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp
- 01/02/2020 | Vai trò xét nghiệm HLA-B27 trong chẩn đoán viêm cột sống dính khớp
- 23/11/2020 | Viêm khớp vảy nến - một thể bệnh của viêm khớp
- 23/11/2020 | Tiêm chất nhờn điều trị thóa khớp có hiệu quả không
1. Tổng quan về bệnh viêm cột sống dính khớp
viêm cột sống dính khớp là gì?
Bệnh còn được gọi với các tên gọi khác như: viêm cột sống gốc chi, viêm cột sống gốc chi vùng cùng chậu, viêm khớp cột sống dạng thấp,... Tất cả đều được dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm các khớp ở cột sống, các chi dưới hay khớp cuối cùng vùng cùng chậu bị dính hoặc biến dạng.
Viêm cột sống dính khớp là bệnh bệnh lý mạn tính phổ biến hiện nay gây ra các cơn đau nhức cho người bệnh
Bệnh gây nhiều đau đớn và nếu tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp điều trị sẽ đến nhiều biến chứng nguy hiểm, gây tổn thương nghiêm trọng phần sụn khớp, gân, dây chằng,... hay các vùng lân cận như hông, xương sườn, đầu gối, bàn chân. Thậm chí còn có thể lên đến vùng vai, mắt hay tác động vào các cơ quan trong ổ bụng và cả tim mạch.
Những đối tượng dễ mắc viêm cột sống dính khớp
Bệnh viêm cột sống dính khớp đa phần khởi phát ở người lớn ở độ tuổi dưới 35 và trên 45 (chiếm khoảng 5%). Trong số đó, theo thống kê thấy tỷ lệ bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn. Một số giả thiết cho rằng do tính chất công việc của nam nặng nhọc hay thói quen sử dụng thuốc lá, rượu, bia,... dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ mắc phải bệnh viêm dính khớp ở cột sống.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì?
Mặc dù đến nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác nhất về nguyên nhân gây ra viêm cột sống dạng thấp dính khớp nhưng những yếu tố dưới đây có thể tác động hoặc có liên quan đến sự hình thành bệnh bao gồm:
Công việc
Tính chất công việc là một phần không thể bỏ qua bởi cuộc sống hối hả khiến con người lao đầu để chạy theo sự phát triển từng ngày của xã hội mà quên đi sức khỏe bản thân. Trường hợp bị viêm cột sống dính khớp tăng tỷ lệ mắc phải và xu hướng trẻ hóa thường thuộc những người ngồi hay đứng quá nhiều trong thời gian dài như lễ tân, giáo viên, tài xế, nhân viên văn phòng, kế toán,... Hay những người làm việc quá nặng nhọc như khuân vác cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh.
Các yếu tố khác
-
Di truyền được xếp hàng đầu bởi có hơn 90% người bị viêm cột sống dính khớp hiện nay bị ảnh hưởng từ gen HLA - B27 (yếu tố kháng nguyên bạch cầu).
-
Các chấn thương hay quá trình thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,... gây phá hủy dẫn sụn khớp cũng có thể là yếu tố khiến cột sống bị viêm nhiễm, dính khớp, biến dạng.
-
Thói quen vô bổ và hại sức khỏe hiện nay như hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, dùng chất kích thích, cà phê, nước ngọt, nước có gas, thức khuya, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ,... cũng góp phần đẩy nhanh các tổn thương hệ xương khớp nói riêng và cơ thể nói chung.
Rượu, bia, thuốc lá,... đều có chứa các thành phần gây hủy hoại xương khớp và sức khỏe con người
2. Triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp
Những bệnh nhân bị bệnh viêm dính khớp cột sống có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:
Đau lưng
Hầu như tất cả các bệnh nhân mắc bệnh viêm dính khớp cột sống đều xuất hiện các cơn đau lưng từ nhẹ đến nặng tùy mức độ nghiêm trọng và tổn thương. Các đặc điểm đặc trưng của các cơn đau nhức lưng ở bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp gồm:
-
Cơn đau có sự thay đổi theo thời gian, đau nhiều vào sáng sớm và tối, mùa lạnh cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên hơn những ngày trời nắng ấm.
-
Thường các cơn đau sẽ đi kèm với biểu hiện cứng khớp gây khó khăn khi vận động. Những trường hợp mất ngủ hay ngủ chập chờn có thể do cơn đau gây khó chịu.
-
Vị trí cơn đau bắt đầu từ vùng xương chậu sau đó lan dần sang các vị trí lân cận, trường hợp nặng có thể sẽ gây đau cả vùng cột sống và lan xuống vùng mông, đùi và hai chân.
-
Người bệnh thường đi khòm lưng vì đau nhức và bộ phận phía dưới cột sống kém linh hoạt.
Những khu vực bị ảnh hưởng
Không chỉ cột sống mà khi bị bệnh, các khu vực xung quanh cũng có thể bị tác động gây viêm, sưng, tê cứng bao gồm:
-
Khu vực xương sườn, xương ức, đi kèm có thể là cơn đau tức ngực hay khó thở.
-
Một số khớp ở gần xương sống như vai, hàm, háng, đầu gối, mắt cá chân đau, cứng, sưng to.
-
Ngoài ra thì bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng như mắt sưng, nhạy cảm với ánh sáng và mờ dần, chán ăn, mất ngủ, người lờ đờ, mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân,...
Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến của người bị viêm cột sống dính khớp
3. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán
Để đưa ra kết luận chính xác về bệnh viêm dính khớp cột sống thì ngoài việc chẩn đoán dựa trên các biểu hiện lâm sàng nói trên, bác sĩ còn có thể tiến hành các phương pháp sau:
-
Kiểm tra dịch tễ: Việc chẩn đoán sơ bộ và định hướng kiểm tra thông qua tiền sử bệnh, những trường hợp bệnh ở người thân hoặc các vấn đề cơ thể đang mắc phải chẳng hạn vảy nến, lupus ban đỏ,...
-
Xét nghiệm và CLS như: TPT máu, CRP, HLA-B27, anti CCP, RF,... chụp X-quang cột sống, các chi, chụp MRI,...
Điều trị
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, sau khi phát hiện và chẩn đoán, tùy vào từng mức độ tổn thương của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra một trong các phương pháp điều trị nhằm ngăn cản tình trạng viêm nặng hơn như:
-
Thuốc: Với các trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm thì có thể sử dụng các loại thuốc như giảm đau, kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ,... Một số trường hợp cần thiết sẽ được cho chỉ định với các loại thuốc mạnh hơn bao gồm liệu pháp Corticosteroid hay chất ức chế TNF.
-
Phẫu thuật: Nếu trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng, các cơn đau và tổn thương quá nặng lớp sụn khớp không thể hồi phục được, phương pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Tùy vào từng trường hợp mà bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị thuốc hay phương pháp phẫu thuật
Dù bạn có là ai thì đến một độ tuổi nhất định theo thời gian cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh viêm cột sống dính khớp. Từ bỏ những thói quen xấu và thay bằng một lối sống khoa học, điều độ với kế hoạch luyện tập, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi,... tốt cho cơ thể chính là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Để được tư vấn thêm, độc giả có thể liên hệ theo hotline: 1900.56.56.56 để được chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!