Tin tức
Thụ tinh trong ống nghiệm có an toàn không và chi phí hết bao nhiêu?
- 14/11/2020 | Tư vấn: Quy trình thụ tinh nhân tạo IUI diễn ra như thế nào?
- 09/10/2020 | Chữa vô sinh ở Hà Nội bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
- 26/06/2020 | Giải đáp IVF là gì và những lưu ý khi thụ tinh nhân tạo
1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?
Chắc hẳn hầu hết mọi người đã và vẫn đang nghe thấy đâu đây cụm từ “Thụ tinh trong ống nghiệm” nhưng bạn hiểu đến đâu về khái niệm này?
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi với cái tên khoa học là IVF (In Vitro Fertilization), đây là một kỹ thuật rất phức tạp được các nhà khoa học nghiên cứu ra cách đây không lâu. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm mục đích giúp đỡ các trường hợp hiếm muộn, vô sinh hay các vấn đề di truyền liên quan tới giới tính.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào gây nguy hại tới sức khỏe con người. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều có thể là đối tượng phù hợp để thực hiện được phương pháp này. Khi một cặp vợ chồng được chẩn đoán là có khả năng bị vô sinh thì các bác sĩ phải tìm hiểu xem nguyên nhân đó là gì, có quá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không, từ đó người bệnh mới có thể được chấp thuận thực hiện phương pháp này.
Không phải tất cả trường hợp đều có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
Một số trường hợp người bệnh có nguy cơ vô sinh nhưng không mất hoàn toàn khả năng sinh sản như sau sẽ vẫn được chấp nhận thực hiện kỹ thuật này:
-
Lượng tinh trùng thấp (hoặc tinh trùng yếu);
-
Ống dẫn trứng bị tổn thương (hoặc bị tắc nghẽn);
-
Rối loạn phóng noãn (hoặc rối loạn rụng trứng);
-
Suy chức năng buồng trứng sớm;
-
Đã thắt ống dẫn trứng;
-
U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc buồng trứng hai bên,... thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
2. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?
Giai đoạn chuẩn bị:
-
Bác sĩ sẽ tư vấn các thông tin cần biết cho cặp vợ chồng, khám và đánh giá tình trạng sinh sản của cặp vợ chồng: Xác định được chức năng buồng trứng của người vợ và phân tích chất lượng tinh dịch của người chồng.
-
Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm có thể xuất phát từ người vợ hoặc chồng.
-
Các bác sĩ sẽ thử nghiệm tạo phôi giả để đưa vào tử cung người vợ để xác định chiều sâu của khoang tử cung. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn yêu cầu nội soi buồng tử cung nhằm phát hiện có các khối u, dính tử cung, nhiễm trùng hay tình trạng dị dạng tử cung hay không.
Các cặp vợ chồng sẽ được tư vấn, khám và đánh giá tình trạng sinh sản trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
-
Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuẩn bị này các cặp vợ chồng phải luôn đảm bảo sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng, công việc và tài chính nên được sắp xếp trước khi tiến hành thụ tinh.
Giai đoạn thụ tinh trong ống nghiệm:
-
Kích thích trứng: Bác sĩ sẽ thực hiện một số bước cho quá trình kích thích trứng như tiêm hormone để kích thích nang trứng phát triển trong khoảng 10 - 12 ngày, cho người vợ sử dụng thuốc để ngăn rụng trứng sớm nếu việc thụ tinh chưa được phép tiến hành, bổ sung progesterone giúp lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn.
-
Chọc hút trứng và lấy tinh trùng.
-
Tạo phôi: Có hai dạng thường được thực hiện là trộn trực tiếp tinh trùng vào trứng (trong trường hợp tinh trùng khỏe mạnh) hoặc tiêm từng tinh trùng khỏe mạnh vào mỗi trứng trưởng thành (trong trường hợp tinh trùng loãng hoặc chất lượng kém).
-
Chọn phôi để cấy ghép: Sau 2 - 5 ngày, hai vợ chồng sẽ được biết số lượng và chất lượng phôi đã được tạo thành để cùng bác sĩ bàn bạc, lựa chọn ra số lượng phôi để cấy vào tử cung.
-
Chuyển phôi vào tử cung người vợ.
-
Thử thai: Sau khoảng 2 tuần kể từ ngày tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định bạn có mang thai hay không. Nếu bạn đã có thai thì phương pháp đã thành công vì vậy bạn có thể tìm gặp một bác sĩ sản khoa để có được sự chăm sóc chu đáo nhất. Trong trường hợp không thành công ở lần này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tạm thời dừng uống progesterone và có thể bạn sẽ có kinh nguyệt trong mấy ngày tới. Nếu không xuất hiện kinh nguyệt hay có các triệu chứng bất thường thì phải lập tức báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay. Vợ chồng bạn có thể thực hiện chuyển phôi vào chu kỳ tới.
3. Chi phí cho việc thụ tinh trong ống nghiệm có đắt đỏ không?
Vấn đề chi phí luôn là rào cản cho rất nhiều cặp vợ chồng muốn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Chính bởi vì đây là kỹ thuật khó khăn, phải sử dụng tới rất nhiều trang thiết bị y tế đắt đỏ để thực hiện. Tuy vậy, đó là một con số được cho là xứng đáng nếu như hạnh phúc gia đình bạn được trọn vẹn hơn.
Hiện nay, chi phí dành cho việc thụ tinh trong ống nghiệm IVF tại những bệnh viện có chính sách hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam là khá thấp so với các nước láng giềng. Chi phí sẽ dao động từ 70 - 100 triệu đồng cho một ca thụ tinh chưa bao gồm các chi phí phát sinh.
Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có thể tốn 100 triệu đồng hoặc hơn
Bên cạnh đó, có những trường hợp các cặp vợ chồng có những căn bệnh về sinh sản cần được điều trị trước khi thực hiện phương pháp này. Chi phí điều trị các bệnh đó cũng sẽ tăng lên nếu bạn không tuân thủ đúng sự chỉ định từ các bác sĩ.
Tuy chi phí thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khá cao nhưng kết quả đem lại thì vô cùng đáng quý. Đây vẫn được coi là là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất hiện nay.
Một cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật này có khá nhiều. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở nào có sự uy tín lớn hơn, chất lượng dịch vụ, chất lượng chuyên môn cao hơn cũng sẽ là đòn bẩy mạnh cho việc các gia đình tìm thấy được món quà nhỏ bé trong tương lai dễ dàng hơn.
Bệnh viện MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay về chất lượng chuyên môn của các bác sĩ và sự hiện đại của cơ sở vật chất, cơ sở y tế. Các cặp vợ chồng có thể đặt lịch khám và tư vấn trước qua số hotline của bệnh viện: 1900 56 56 56 để được tư vấn gói khám và điều trị hiệu quả nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!