Tin tức
Thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp giúp hồi phục nhanh chóng
- 23/10/2024 | Bị tuyến giáp có ăn được đậu đen không và những thực phẩm nên tránh
- 21/11/2024 | Bị u tuyến giáp có ăn được rau cải không? Nắm rõ câu trả lời để bảo vệ sức khoẻ
- 11/12/2024 | “Bỏ túi” những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp nữ giới
1. Những bệnh lý tuyến giáp phổ biến
Tuyến giáp là một cơ quan nằm ở phía trước cổ, có vai trò sản xuất các hormone quan trọng, giúp điều chỉnh nhiều chức năng trong cơ thể và duy trì sức khỏe tổng thể. Khi tuyến giáp hoạt động không bình thường, cơ thể có thể gặp phải các rối loạn, bao gồm hai tình trạng phổ biến là cường giáp và suy giáp.
Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức khiến hormone thyroxine bị dư thừa với các triệu chứng như:
- Mệt mỏi, sút cân, lo lắng;
- Tim đập nhanh;
- Dễ bị nóng, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt;
- Nhu động ruột tăng, rối loạn tiêu hóa.
Cường giáp là một trong những tuyến giáp phổ biến
Ngược lại với cường giáp, khi tuyến giáp hoạt động yếu dẫn đến sự thiếu hụt hormone thyroxine được gọi là suy giáp. Tình trạng này được nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:
- Mệt mỏi;
- Cân nặng tăng;
- Táo bón, da khô, tóc rụng;
- Khô khớp, yếu cơ, khó tập trung, trầm cảm.
Ngoài hai bệnh chính này, còn có một số căn bệnh liên quan đến tuyến giáp khác như:
- Bướu cổ: Tuyến giáp phát triển bất thường và phình to;
- U tuyến giáp: Bao gồm các khối u lành tính hoặc ác tính xuất hiện trong tuyến giáp;
- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến giáp.
2. Tham khảo thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp
Để bù đắp lượng hormone thiếu hụt sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần sử dụng thuốc bổ sung hormone thyroxine. Bên cạnh đó, quá trình hồi phục sau phẫu thuật cũng được hỗ trợ nhờ chế độ ăn uống khoa học.
Dưới đây là một số thực phẩm nên có trong thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp mà bạn có thể tham khảo:
Rong biển
Rong biển là nguồn i-ốt tự nhiên rất phong phú, một dưỡng chất quan trọng cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Iốt không chỉ giúp điều chỉnh các chức năng cơ bản của cơ thể như trao đổi chất, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể mà còn hỗ trợ quá trình hồi phục sau phẫu thuật. Rong biển còn giàu chất xơ, vitamin A, C, E, K, B12, canxi và sắt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Hải sản
Những loại hải sản như cá hồi, cá ngừ, tôm, mực và cá mòi đều rất giàu iốt, giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người sau khi cắt bỏ tuyến giáp.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp iốt tuyệt vời, cung cấp khoảng 125mcg iốt trong mỗi quả trứng. Đây là thực phẩm lý tưởng cho người sau phẫu thuật cắt tuyến giáp, bởi ngoài việc bổ sung iốt, trứng còn cung cấp protein chất lượng cao giúp xây dựng và sửa chữa các mô, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả. Để hấp thụ tối ưu dưỡng chất, người bệnh nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Rau xanh
Các loại rau như rau cải, rau muống, bông cải xanh, cải xoăn, cà rốt, khoai tây, cà chua và trái cây họ cam quýt không chỉ bổ sung vitamin C, A, E, K mà còn hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Người bệnh nên ăn đa dạng các loại rau này để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Nên bổ sung rau xanh trong thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp
Chất đạm
Vì người cắt bỏ tuyến giáp có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn, việc bổ sung đủ đạm là rất cần thiết. Các nguồn đạm chất lượng cao có thể bao gồm:
- Thịt nạc;
- Cá: cung cấp cả protein và iốt;
- Trứng: là nguồn đạm tuyệt vời cho người bệnh;
- Các loại đậu;
- Các loại hạt.
3. Những lưu ý cho người cắt toàn bỏ tuyến giáp
Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng trong chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình hồi phục và duy trì sức khỏe:
- Hạn chế thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol: Đây là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch - tình trạng sức khỏe mà những người cắt bỏ tuyến giáp thường hay gặp phải. Do đó, cần giảm thiểu các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày;
- Tránh các món chiên rán: Thực phẩm chiên rán chứa lượng dầu mỡ cao, không tốt cho sức khỏe. Thay thế bằng các phương pháp hấp hoặc luộc để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng mà không gây hại cho cơ thể;
- Giới hạn thực phẩm chế biến sẵn: Các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Do đó, cần hạn chế việc sử dụng những loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý thêm một số thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe:
- Uống đủ nước: Người bệnh cần duy trì lượng nước tối thiểu từ 2 đến 2,5 lít mỗi ngày để hỗ trợ chức năng thận và cải thiện quá trình trao đổi chất;
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể là điều quan trọng
- Ăn chậm và nhai kỹ: Thói quen ăn chậm và nhai kỹ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề về dạ dày.
Hy vọng rằng, những gợi ý về thực đơn cho người cắt toàn bộ tuyến giáp được trình bày trên đây đã mang đến những thông tin tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình. Nếu có thêm thắc mắc cần giải đáp về chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp, bạn đọc hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!