Tin tức
Thực hư tác hại của đu đủ chín - Mẹ bầu có ăn đu đủ chín được không?
- 15/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn mực được không?
- 11/08/2022 | Bà bầu ăn mì tôm được không và lời khuyên của chuyên gia
- 08/08/2022 | Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt cho thai nhi hay không?
1. Các tác hại của đu đủ chín với sức khỏe nói chung
Theo các chuyên gia, các tác hại của đu đủ chín là hoàn toàn có thể xảy ra khi được sử dụng với các đối tượng sau:
Người bị đau dạ dày
Tuy có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm bớt táo bón, khó tiêu nhưng người bị đau dạ dày nếu thường xuyên ăn đu đủ chín dễ gặp phải các rối loạn về tiêu hóa - dạ dày. Cụ thể các tác hại của đu đủ chín lúc này là:
-
Đau bụng.
-
Đầy hơi.
-
Buồn nôn.
-
Chướng bụng,...
Đu đủ chín gây ra các cơn buồn nôn với người đau dạ dày
Nguyên nhân chính của tác dụng phụ này là do trong đu đủ có chứa nhiều chất xơ và nhựa khiến dạ dày phải co bóp nhiều hơn. Do đó, khiến dạ dày dễ bị căng thẳng, thậm chí còn gây kích thích dạ dày và làm người bệnh nôn mửa nhiều.
Người bị bệnh máu khó đông
Các bác sĩ khuyến cáo rằng người bị bệnh máu khó đông không nên ăn đu đủ bởi các tác dụng xấu mà nó có thể đem lại. Tác hại của đu đủ chín điển hình nhất là việc tiếp tục làm loãng máu, gây rối loạn đông máu.
Do đó, nếu đang bị bệnh máu khó đông hay mới trải qua một cơn phẫu thuật, bạn không nên ăn đu đủ chín.
Người có nền cơ địa dễ bị dị ứng
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dị ứng cơ địa thì nên cẩn thận hơn với việc ăn đu đủ chín. Tác hại của đu đủ chín nếu người ăn bị dị ứng sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến nhất như:
-
Rát, ngứa tại lưỡi, cổ họng, cuống họng.
-
Đau bụng.
-
Tiêu chảy.
-
Khó thở.
-
Người phát ban.
-
,...
Người có vấn đề về tiêu hóa
Đu đủ chín được biết đến với việc chữa táo bón vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu người bệnh quá lạm dụng đu đủ sẽ khiến tác dụng lại bị thay đổi, thậm chí còn gây táo bón nặng hơn. Nguyên nhân chính là do việc đu đủ có hàm lượng chất xơ rất cao, kết hợp với lượng nước tăng, làm phân bị cứng và khó đẩy ra ngoài hơn.
Với người đang bị tiêu chảy, việc ăn đu đủ quá nhiều có thể khiến cơ thể tăng chất xơ và bị mất nước trầm trọng hơn.
Quá lạm dụng đu đủ chín có thể làm nặng hơn tình trạng táo bón mà người bệnh gặp phải
Ngoài các tác hại nói trên, khi ăn đu đủ chín, bạn nên loại bỏ hạt vì trong hạt đu đủ có chứa một chất là carpine. Nếu ăn số lượng lớn chất Carpine này sẽ khiến người ăn gặp phải tình trạng rối loạn mạch đập, suy giảm hệ thần kinh.
2. Mẹ bầu có ăn được đu đủ chín không?
Với những tác hại của đu đủ chín nói trên, chắc hẳn có không ít mẹ bầu phân vân với câu hỏi rằng “liệu mang thai có được ăn đu đủ chín hay không?”.
Theo các chuyên gia, câu trả lời là có bởi những lợi ích nhất định như sau
-
Đu đủ chín có chứa hàm lượng cao các vitamin, khoáng chất vi lượng cùng các chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp bổ sung năng lượng, hỗ cải thiện sức để kháng và chống lại các chất có tính oxi hóa cao trong cơ thể.
-
Mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín và mức phù hợp nhằm tránh các tình trạng táo bón có thể xảy ra khi thai kỳ diễn ra.
-
Đu đủ chín giúp đẹp da hơn cho mẹ bầu.
-
Mẹ bầu có thể ăn đu đủ chín để vượt qua các cơn ốm nghén.
-
Beta-carotene và axit folic có chứa nhiều trong đu đủ chín giúp thai nhi phát triển thị giác, thần kinh và và não bộ hiệu quả.
-
Đu đủ có hàm lượng nước rất cao, chiếm tới 70% thành phần nên giúp cung cấp nước rất tốt cho mẹ bầu.
-
Đu đủ chín có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu và có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng hiệu quả.
-
Kích thích mẹ bầu tiết sữa.
Ăn đu đủ chín là tốt cho mẹ bầu khi được sử dụng đúng cách
Ngoài ra, khi sử dụng đu đủ chín trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên lưu ý tới các vấn đề sau để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gồm có:
-
Đu đủ có chứa một loại enzyme như latex nên có thể sẽ gây phản ứng cho mẹ bầu khi ăn. Vì vậy mẹ bầu nên tiêu thụ đu đủ với số lượng vừa phải để tránh dị ứng.
-
Cần loại bỏ toàn bộ hạt đu đủ trước khi ăn đu đủ chín.
-
Chỉ nên ăn đu đủ chín từ 2 - 3 lần/tuần để tránh việc mẹ bầu có thể bị tiểu đường trong khi thai kỳ diễn ra.
-
Không nên ăn đu đủ chín khi mẹ đang bị tiêu chảy hoặc quá lạm dụng đủ đủ chín khi bị táo bón.
-
Không ăn đu đủ chín để lạnh với mẹ bầu.
Mẹ bầu chỉ nên ăn đu đủ chín từ 2 - 3 lần/tuần
Trên đây là tổng hợp các thông tin về tác hại của đu đủ chín và giải đáp thắc mắc “mẹ bầu có nên ăn đu đủ chín không” mà MEDLATEC muốn chia sẻ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin thực sự hữu ích mà bạn đang quan tâm. Đu đủ chín là tốt cho mẹ bầu nhưng cần được sử dụng đúng các và kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm khác, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai.
Bên cạnh việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng - nghỉ ngơi, mẹ bầu nên thực hiện các thăm khám sức khỏe thai kỳ theo định kỳ để theo dõi chính xác sức khỏe của cả mẹ và bé cũng như nhanh chóng các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra và kịp thời xử lý.
Nếu mẹ bầu đang cần tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám thai sản thì có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chuyên khoa Sản của MEDLATEC sẽ mang đến khách hàng các dịch thăm khám sức khỏe chất lượng, nhanh chóng và chính xác nhất.
Đặc biệt, mẹ bầu có thể dễ dàng lựa chọn gói chăm sóc thai kỳ phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính. Khi cần tư vấn chi tiết hơn hoặc đặt lịch thăm khám nhanh chóng tại MEDLATEC, Quý vị vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!