Tin tức
Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em và nguyên tắc sử dụng an toàn
- 23/12/2024 | Nhận biết u não ở trẻ em để kịp thời điều trị bệnh
- 23/12/2024 | Góc giải đáp thắc mắc: Trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạnh không?
- 24/12/2024 | Nổi mề đay ở trẻ em: Điểm qua các nguyên nhân và hướng xử lý
- 24/12/2024 | Mách mẹ các loại sữa tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cân cho trẻ
- 26/12/2024 | Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh: Những điều bố mẹ cần biết
- 26/12/2024 | Cảnh báo dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi cha mẹ cần biết
1. Khái quát về viêm bao quy đầu ở trẻ em
Viêm bao quy đầu ở trẻ thường được điều trị bằng thuốc bôi ngoài. Thuốc sử dụng để điều trị bệnh lý này gồm nhiều loại. Tùy theo nguyên nhân gây viêm, bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc bôi phù hợp cho trẻ.
Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ gồm khá nhiều loại
Việc dùng những loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em cần thực hiện một cách cẩn trọng, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu như sau quá trình dùng thuốc, tình trạng viêm nhiễm không được cải thiện, trẻ có thể phải nong tách hoặc cắt bao quy đầu.
2. Cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em
Thông thường, việc điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em khá đơn giản, cụ thể như sau:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục và điều trị căn nguyên gây bệnh.
- Đôi khi cần rửa rãnh quy đầu.
- Cắt bao quy đầu được tiến hành trong một số trường hợp.
Về cơ bản, biện pháp vệ sinh phải được tiến hành và điều trị các nguyên nhân cụ thể. Rửa rãnh quy đầu để loại bỏ chất tiết và chất cặn bã có thể là cần thiết. Nếu hẹp bao quy đầu vẫn tồn tại sau khi viêm đã được giải quyết, nên cắt bao quy đầu.
3. Các loại thuốc trị viêm bao quy đầu thường dùng ở trẻ em
Trong một số trường hợp, trẻ có thể bôi thêm thuốc bôi bên ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ, thường sẽ là thuốc corticoid, mỡ kháng sinh, ví dụ như:
3.1. Hydrocortisone
Đây là nhóm thuốc kháng viêm điều trị theo một số dạng như dạng viên uống, dạng thuốc mỡ hoặc dạng kem bôi ngoài da. Trong đó, phổ biến hơn cả là dạng kem bôi ngoài, tiện dụng, thích hợp sử dụng cho trẻ nhỏ.
Thuốc bôi Hydrocortisone giúp giảm tình trạng sưng đau khó chịu tại bao quy đầu
Thuốc bôi Hydrocortisone sẽ giúp kháng viêm, giảm tình trạng sưng đau khó chịu tại vùng bao quy đầu cho trẻ. Không chỉ hỗ trợ điều trị viêm nhiễm do vi khuẩn, loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em này còn phát huy hiệu quả với cả trường hợp bị viêm nhiễm do tác nhân nấm hoặc virus gây ra.
3.2. Thuốc kháng virus
Trường hợp viêm bao quy đầu do sự tấn công của virus, loại thuốc sử dụng phải là thuốc chuyên về kháng virus. Trong đó, những loại thuốc bôi thường dùng ở trẻ nhỏ phải kể đến là Valacyclovir, Famciclovir.
3.3. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da chủ yếu chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm bao quy đầu do tác nhân vi khuẩn gây ra. Cụ thể, ở đây là các loại vi khuẩn hiếu khí và vi khuẩn kỵ khí xâm nhập, tác động đến bao quy đầu. Đối với vi khuẩn hiếu khí, các loại thuốc hay dùng phải kể đến là Staphylococcus, Streptococcus. Nếu bệnh lý chưa diễn biến nặng, trẻ có thể dùng kháng sinh bôi ngoài như Mupirocin 2% trong khoảng 1 đến 2 tuần, mỗi ngày bôi 3 lần.
Nếu viêm bao quy đầu ở trẻ là do sự tấn công vi khuẩn, kháng sinh sẽ được chỉ định
Còn với trường hợp nặng hoặc nếu bao quy đầu hẹp, gây khó khăn cho công tác điều trị tại chỗ, trẻ đôi khi sẽ được chỉ định thêm kháng sinh theo đường uống trong khoảng 1 tuần.
Ngoài ra, những loại kem bôi chứa thành phần kháng sinh Penicillin, Polymyxin,... cũng hỗ trợ điều trị cho trẻ bị viêm bao quy đầu.
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc bôi viêm bao đầu an toàn cho trẻ
Tuy rằng thuốc bôi ngoài da điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ nhỏ khá dễ dùng, phát huy tác dụng nhanh nhưng không vì vậy mà bạn quá lạm dụng. Để hạn chế rủi ro không mong muốn, bạn cần ghi nhớ một vài nguyên tắc sau đây trước khi cho trẻ dùng thuốc:
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ kê đơn: Nếu chưa đưa trẻ đi khám, bạn tuyệt đối không mua thuốc về cho trẻ tự dùng tại nhà. Vì nếu dùng không đúng cách, không đúng tình trạng bệnh lý, hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ dễ trở nặng hơn, gây khó khăn cho công tác điều trị.
- Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng: Để phát huy tốt nhất hiệu quả, bạn cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự động kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào khác hoặc tăng giảm liều lượng tùy ý.
- Theo dõi kỹ biểu hiện của trẻ trong thời gian dùng thuốc: Khi bôi thuốc cho trẻ, bạn cần theo dõi biểu hiện của trẻ. Bởi đôi khi thuốc bôi viêm bao quy đầu có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp nhận thấy trẻ biểu hiện triệu chứng khác thường, bạn cần liên hệ trao đổi với bác sĩ.
- Tránh để thuốc tiếp xúc với những vùng nhạy cảm: Chẳng hạn như vùng miệng, vùng mắt.
Khi cho trẻ dùng thuốc, ba mẹ cần theo dõi kỹ biểu hiện ở trẻ
5. Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Trẻ bị viêm bao quy đầu sẽ biểu hiện những triệu chứng như sưng tại đầu dương vật và bao quy đầu; ngứa ngáy; bị đau mỗi lần đi tiểu; bao quy đầu chuyển sang màu đậm, chảy máu, lở loét; trẻ quấy khóc;... Trường hợp nhận thấy trẻ xuất hiện triệu chứng như trên, bạn cần cho trẻ đi khám.
Nếu tình trạng viêm bao quy đầu chưa diễn biến nghiêm trọng, trẻ thường được kê đơn dùng thuốc. Còn nếu tình trạng viêm nhiễm đã trở nặng, tái phát liên tục, trẻ có thể phải bao quy đầu hoặc bao quy đầu. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được biến chứng nguy hiểm như hoại tử dương vật, ung thư dương vật, ngăn chặn viêm nhiễm xâm lấn sang cơ quan khác,... đồng thời, đảm bảo sức khỏe sinh sản cho trẻ về sau.
Khi nhận thấy vùng sinh dục của trẻ thay đổi khác lạ, bạn nên cho trẻ đi khám sớm
Như vậy, từ chia sẻ trên đây, bạn đọc có lẽ đã hiểu hơn về các loại thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em. Tuy nhiên thay vì tự ý cho trẻ dùng thuốc tại nhà, bạn nên đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn điều trị, dùng thuốc đúng cách. Nếu chưa biết nên lựa chọn địa chỉ y tế nào uy tín, bạn có thể đưa trẻ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC thăm khám. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi vào số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!