Tin tức

Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Ngày 01/09/2023
ThomNT

https://docs.google.com/document/d/1Ul70T5zkB6qC7EVjhsy9H3D3eQv3i8y6/edit

Thuốc chống nôn và những lưu ý khi sử dụng

Nôn là hiện tượng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như mang thai, say tàu xe, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý đường tiêu hóa,... Việc sử dụng thuốc chống nôn cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và có những lưu ý riêng.

1. Thuốc chống nôn được dùng trong những trường hợp nào?

Có thể nói, thuốc có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau và tùy trường hợp cũng có những chỉ định riêng.

Trường hợp say tàu xe

Không ít người mỗi khi đi tàu xe đều có cảm giác bị say. Say tàu xe khiến chúng ta mệt mỏi, đau đầu và thường buồn nôn, chóng mặt. Nguyên nhân là do cảm nhận ở các cơ quan tai, mắt, cơ bắp xảy ra xung đột khiến cho não bộ không xử lý kịp thời.

Thuốc được dùng trong trường hợp này là nhóm kháng histamin, chẳng hạn như: meclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine hay promethazine,... mang lại tác dụng duy trì sự cân bằng nhằm giảm triệu chứng. Dù có những loại không cần kê đơn, có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc song tốt nhất, bạn nên được sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn dùng.

Đau đầu, buồn nôn là cảm giác không ít người gặp phải lúc đi tàu xe

Trường hợp mang thai

Quá trình mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, thường xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có buồn nôn. Vì thế, có thể nói, buồn nôn trong trường hợp này là hiện tượng bình thường của cơ thể nên không cần thiết phải dùng thuốc.

Tuy nhiên, với một số người, tình trạng ốm nghén, buồn nôn gây nên những triệu chứng quá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn không chỉ cho sinh hoạt mà cả sức khỏe. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu sử dụng thuốc chống nôn để khắc phục. Các loại thường gặp là: vitamin B6, promethazine, dimenhydrinate hoặc prochlorperazine,...

Với trường hợp viêm dạ dày ruột

Khi viêm dạ dày ruột, theo cơ chế tự nhiên, cơ thể sẽ có cảm giác buồn nôn mà muốn nôn nhằm đẩy các tác nhân gây kích thích ra bên ngoài. Mặc dù vậy, khi hiện tượng này xảy ra quá nhiều, có thể khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương. Lúc này, có thể cần tới thuốc chống nôn.

 Thông thường, các loại thuốc được chỉ định để khắc phục đối với nôn do viêm dạ dày ruột đó là: Bismuth subsalicylate, thuốc phối hợp natri citrate/dextrose/fructose,...

Nôn có thể là phản ứng để cơ thể đẩy tác nhân gây kích thích ra ngoài

Trường hợp sau phẫu thuật

Bởi tác dụng của thuốc gây mê, không ít bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Thường trong trường hợp này, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn là thuốc ứng chế thụ thể dopamin hoặc serotoni, chẳng hạn như: droperidol, metoclopramide, granisetron hoặc ondansetron,...

Trường hợp với những bệnh nhân hóa trị

Buồn nôn, nôn ói nhiều có thể là tác dụng phụ thường gặp với những người bị ung thư và đang thực hiện hóa trị. Trường hợp này, bệnh nhân thường được bác sĩ kê các thuốc có tác dụng chống nôn thuộc nhóm corticosteroid, thuốc ức chế thụ thể NK1, dopamine, serotonin, chẳng hạn các loại: rolapitant, palonosetron, ondansetron, prochlorperazine,...

Ngoài các loại thuốc chống nôn trên, có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên để khắc phục tình trạng này, chẳng hạn như: gừng, một số loại tinh dầu thảo mộc như chanh, bạc hà,...

Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tốt của gừng trong giảm triệu chứng buồn nôn và chúng cũng được chế biến dưới nhiều hình thức, chẳng hạn như kẹo, trà, đồ uống,... Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp buồn nôn đều có thể dùng gừng.

2. Thuốc chống nôn có thể mang tới những tác dụng phụ nào?

Như nhiều loại thuốc khác, thuốc chống nôn cũng có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn cho người bệnh, cụ thể như:

       Thuốc kháng histamin: thường khiến buồn ngủ hoặc xuất hiện hiện tượng khô vùng mũi, miệng.

       Thuốc ức chế thụ thể NK1: cũng thường khiến miệng khô, ợ nóng hoặc hiện tượng tiểu ít.

       Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể dopamin: có thể khiến co thắt cơ bắp hoặc gây mệt mỏi, bồn chồn, táo bón, ù tai, khô miệng.

       Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể serotonin: có thể gây mệt mỏi, khô miệng hoặc táo bón,...

       Ngay cả nguyên liệu tự nhiên như gừng cũng không được chỉ định cho một số trường hợp như: viêm gan, sỏi mật,...

Bên cạnh đó, một số hiện tượng khác cũng có thể gặp phải, đó là: thay đổi nhịp tim, đánh trống ngực, co giật, yếu cơ, buồn ngủ, mất thính lực hoặc cũng có thể khiến hiện tượng buồn nôn trở nên nặng nề hơn.

Thuốc có thể gây thay đổi nhịp tim hoặc đánh trống ngực

Nguy cơ gây biến chứng của thuốc có thể trở nên trầm trọng khi dùng kèm với một số loại như: thuốc ngủ, chống trầm cảm, thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị viêm khớp,...

3. Dùng thuốc chống nôn thời điểm nào để tác dụng mang lại tốt nhất?

Với mỗi loại thuốc đều có thời điểm và hướng dẫn sử dụng khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất. Dù cùng là tác dụng chống nôn, song dùng khi nào lại tùy trường hợp cụ thể. Đó là:

       Thuốc chống nôn khi say tàu xe: bởi là dạng phòng ngừa nên thuốc nên uống trước khi xe chạy ít nhất là 30 phút để có thể phát huy được tác dụng.

       Trường hợp chống nôn sau phẫu thuật: nên được uống trước khi tiến hành tối thiểu 1 tiếng. Nếu đường uống không phát huy được hiệu quả, có thể chuyển sang dạng tiêm.

       Trường hợp bệnh nhân ung thư đang phải xạ trị, hóa trị: thường người bệnh sẽ được uống trước khi thực hiện 1 giờ. Nếu sau khi điều trị vẫn nôn nhiều, có thể được bác sĩ cân nhắc dùng thêm sau khoảng 1 tới 2 giờ.

       Trường hợp do nhiễm khuẩn hay ngộ độc thực phẩm: tốt nhất là nên để bệnh nhân nôn hết những thức ăn và độc tố ra ngoài cơ thể rồi mới cho uống thuốc chống nôn. Bởi vì thuốc này nếu được uống quá sớm, chất độc sẽ bị giữ lại khiến hậu quả, tác động tới cơ thể sẽ càng trở nên nặng nề hơn.

       Với những người đang mang thai: lúc này, cơ thể rất nhạy cảm và bất cứ loại thuốc nào khi uống vào cũng có thể khiến cho thai nhi chịu ảnh hưởng. Vì thế, nếu tình trạng nôn nghiêm trọng, cần tới gặp bác sĩ để được chỉ định phù hợp.

Muốn dùng thuốc cần được bác sĩ tư vấn, chỉ định

Có thể nói, hiện tượng buồn nôn, nôn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và tùy nguyên nhân, trường hợp mà loại thuốc chống nôn được chỉ định cũng khác nhau. Chính vì thế, khi cơ thể cảm thấy buồn nôn, nôn bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định rõ nguyên nhân và lựa chọn biện pháp khắc phục phù hợp.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám chữa bệnh tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến hotline của bệnh viện theo số 1900565656 để được hỗ trợ.

 

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: thuốc chống nôn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ