Thuốc Midasol - công dụng và những điều nên lưu ý khi sử dụng | Medlatec

Thuốc Midasol - công dụng và những điều nên lưu ý khi sử dụng

Midasol là thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng viêm, đau đường tiết niệu dưới mà không kèm theo biến chứng. Thuốc hiện được bán rộng rãi trên thị trường nên dễ dàng mua và sử dụng. Vậy công dụng của thuốc Midasol là gì, cách dùng như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề đó.


12/01/2023 | Levothyrox: Công dụng, liều dùng và thận trọng khi sử dụng thuốc
11/01/2023 | Thuốc Agidopa - giải pháp cho người bị cao huyết áp
10/01/2023 | Thông tin chi tiết về thuốc Ulcersep chữa bệnh tiêu hóa

1. Midasol là thuốc gì, công dụng ra sao? 

Midasol là thuốc được bào chế dạng viên nén với 2 thành phần chính là xanh methylen và Bromo camphor. Thuốc có tác dụng giảm đau và sát trùng nhẹ đường tiết niệu dưới nên được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh lý đường tiết niệu. Việc dùng thuốc sẽ giúp giảm triệu chứng đau, viêm do nhiễm trùng đường tiết niệu mà không gây ra biến chứng. 

Thuốc Midasol được dùng để điều trị các bệnh lý viêm đường tiết niệu

Thuốc Midasol được dùng để điều trị các bệnh lý viêm đường tiết niệu

Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên hai thành phần chính:

- Xanh Methylen:

+ Hấp thu vào cơ thể tốt nhất thông qua đường uống.

+ Phân bố rộng khắp trong các mô, liên kết với protein huyết tương trong tỷ lệ 71 - 77%.

+ Thải trừ: qua mật và nước tiểu với tỷ lệ 25% và 75% trong thời gian bán thải 5 - 6.5 giờ.

- Bromo camphor

+ Hấp thu tốt qua đường uống.

+ Chuyển hóa thông qua gan.

+ Thải trừ thông qua hô hấp, thận để thành các chất dạng nguyên thủy hoặc được tồn tại ở dạng glycuro liên hợp.

2. Các trường hợp chỉ định/chống chỉ định đối với thuốc Midasol

2.1. Chỉ định

Như đã nói ở trên, Midasol chỉ định điều trị cải thiện triệu chứng đau, viêm tái phát ở bệnh nhân viêm nhiễm đường tiết niệu dưới không kèm biến chứng.

2.2. Chống chỉ định

Thuốc Midasol chống chỉ định đối với các đối tượng:

- Trẻ dưới 15 tuổi.

- Người bị quá mẫn với các thành phần xanh methylen, Bromo camphor và tá dược có trong thuốc.

- Bệnh nhân bị suy thận.

- Người bị bệnh thiếu hụt G6PD.

- Phụ nữ đang mang thai.

Ghi chú về thuốc Midasol đến từ nhà sản xuất

Ghi chú về thuốc Midasol đến từ nhà sản xuất

3. Tác dụng phụ có thể gặp và cách dùng thuốc Midasol

3.1. Tác dụng phụ có thể gặp phải

Trong quá trình dùng thuốc Midasol có thể gặp phải một số ít tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn, tiểu tiện khó, nước tiểu có màu xanh vì hoạt chất  xanh methylen có trong thuốc, hạ huyết áp, đau ở vùng phía trước tim, da xanh, sốt, chóng mặt, đau đầu,...

3.2. Cách dùng thuốc Midasol

Thuốc Midasol chỉ được dùng khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng thuốc, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng. Thuốc nên được uống sau bữa ăn và nuốt nguyên viên với nước. 

Không nên nghiền nát thuốc vì nó dễ làm tăng lượng thuốc mà cơ thể phải hấp thụ từ đó dễ gặp phải tác dụng phụ. Sau khi dùng thuốc một thời gian mà các triệu chứng viêm nhiễm không cải thiện thì cần thông báo với bác sĩ để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

Liều dùng thông thường của thuốc Midasol cho người lớn: 6 - 9 viên/ ngày/3 lần và uống sau mỗi bữa ăn.

Nhà sản xuất thuốc Midasol khuyến cáo không nên dùng thuốc cho thai phụ và bà mẹ đang cho con bú. Do đó, những người thuộc nhóm đối tượng này tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng.

Dùng thuốc Midasol liều cao có thể gây nên các triệu chứng bồn chồn, khó thở, tăng nồng độ methemoglobin trong máu. Nếu rơi vào tình huống này người bệnh cần tiến hành các phương pháp đào thải bớt nồng độ Methylene blue trong cơ thể như: gây nôn, rửa dạ dày hoặc thẩm tách máu.

Cũng có trường hợp bị dùng Bromo camphor liều cao quá mức và xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn, co giật. Lúc này người bệnh cần được áp dụng biện pháp điều trị triệu chứng kết hợp rửa dạ dày để giảm lượng Bromo camphor trong cơ thể. Tất cả trường hợp quá liều thuốc Midasol đều cần đến cơ sở y tế cấp cứu ngay khi phát hiện bất thường.

Trước khi dùng thuốc Midasol cần có sự tham vấn bác sĩ chuyên khoa

Trước khi dùng thuốc Midasol cần có sự tham vấn bác sĩ chuyên khoa

Với trường hợp thiếu liều Midasol do quên uống thuốc thì không cần uống bù liều đã quên.

3.3. Một vài điều nên lưu ý

- Việc dùng thuốc Midasol kéo dài cần hết sức thận trọng bởi nó có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu vì bản thân thành phần Methylene blue ở trong loại thuốc này có tác dụng làm tăng phá hủy tế bào hồng cầu.

- Người mắc các bệnh lý về thận, nhất là suy giảm chức năng thận thì nên giảm liều dùng thuốc.

- Thận trọng và không nên uống thuốc trong các trường hợp chống chỉ định đã liệt kê ở trên.

- Thực hiện đúng kê đơn của bác sĩ, kiểm tra hạn dùng và chất lượng viên nang trước khi đem đi uống.

- Người đang vận hành máy móc, lái xe cần thận trọng khi dùng thuốc vì có thể gặp hiện tượng mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu,..

- Việc dùng thuốc với một số loại thuốc khác có thể gây ra tương tác làm gia tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ và thay đổi khả năng hoạt động. Vì thế, trước khi điều trị bằng thuốc Midasol cần thông báo với bác sĩ tất cả loại thuốc đang được dùng, kể cả các loại thực phẩm chức năng, thảo dược, vitamin và khoáng chất để bác sĩ cân nhắc về việc dùng thuốc.

- Không nên dùng chung thuốc với một số loại thuốc khác, điển hình là: furazolidone, tranylcypromine,  phenelzine, selegilin và isocarboxazid.

- Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tương tác nào khi dùng Midasol đồng thời với các loại thuốc khác nhưng các thành phần của thuốc đều có đặc tính lý hóa riêng nên để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thì không nên dùng đồng thời loại thuốc này với những thuốc có đặc tính oxy hóa, kiềm hay khử mạnh.

- Không dùng đồ uống có cồn, có ga hay nước ngọt để uống thuốc Midasol.

- Nên kết hợp việc dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ với việc bổ sung thực đơn đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày.

- Cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng nước, tránh không cho ánh sáng chiếu trực tiếp.

- Ghi nhớ thời hạn sử dụng của thuốc để kịp thời bỏ đi khi thuốc hết hạn, thuốc hỏng hay đổi màu. 

- Tuyệt đối không vứt thuốc xuống sông ngòi, ao hồ, nhà vệ sinh, bồn cầu,...

Những thông tin về thuốc Midasol chỉ được xem có tính chất tham khảo. Để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn, trước khi uống thuốc cần tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc in trên bao bì hoặc tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc Midasol - công dụng và những điều nên lưu ý khi sử dụng

Midasol là thuốc được dùng để điều trị các triệu chứng viêm, đau đường tiết niệu dưới mà không kèm theo biến chứng. Thuốc hiện được bán rộng rãi trên thị trường nên dễ dàng mua và sử dụng. Vậy công dụng của thuốc Midasol là gì, cách dùng như thế nào, bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được những vấn đề đó.
Ngày 13/01/2023

Bật mí cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu cực dễ

Tiểu đêm nhiều lần là tình trạng phổ biến ở bà bầu, chủ yếu do sự chèn ép của thai nhi lên bàng quang. Điều đáng nói là hiện tượng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ và sức khỏe của bà bầu. Vậy cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu là gì, bài viết sau sẽ cùng bạn tìm ra lời giải đáp.
Ngày 28/11/2022

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới - nguyên nhân và cách xử trí

Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ và về lâu dài sẽ gây nên những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Muốn chấm dứt tình trạng này, cách tốt nhất là tìm ra nguyên nhân đi tiểu đêm. Vậy tiểu đêm nhiều lần ở nam giới là do đâu và cách xử trí là gì?
Ngày 21/11/2022

Nên ăn gì để giảm protein trong nước tiểu và một số lưu ý

Bình thường, trong nước tiểu chỉ có rất rất ít protein vì nó đã được thận giữ lại sau quá trình lọc. Vì thế, khi protein trong nước tiểu tăng cao thì cần thận trọng để theo dõi, kịp thời phát hiện các bất thường tại thận. Chế độ ăn góp phần kiểm soát lượng protein niệu rất tốt, vậy nên ăn gì để giảm protein trong nước tiểu?
Ngày 21/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp