Tin tức
Polyp mũi là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả
- 14/01/2022 | Mách bạn cách chữa khô mũi mùa đông ngay tại nhà ai cũng làm được
- 06/01/2022 | Góc giải đáp: Tiêm mũi 3 vaccine Covid-19 có cần thiết hay không?
- 04/01/2022 | Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm mũi họng?
1. Polyp mũi là gì?
Polyp mũi là một dạng u cuống mềm, không gây đau, có tính chất lành tính không phải ung thư. Polyp mũi thường xuất hiện ở lớp niêm mạc mũi và các xoang, đây không được coi là bệnh lý mà là hậu quả của phản ứng viêm trước đó.
Polyp là những khối u mềm hình thành ở niêm mạc mũi
Cụ thể, Polyp mũi hình thành do phản ứng viêm mạn tính làm tăng tính thấm của các mạch máu niêm mạc mũi xoang, khiến nước tích tụ trong tế bào. Theo thời gian, các tế bào đọng nước nặng hơn có xu hướng bị kéo xuống dưới, hình thành nên polyp.
Polyp mũi có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, song phổ biến hơn ở trẻ em hoặc những người trên 40 tuổi, nhất là những người mắc bệnh viêm xoang mạn tính, hen phế quản, xơ nang phổi, sổ mũi theo mùa,...
2. Polyp mũi ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Nếu polyp mũi nhỏ, người bệnh thường không gặp triệu chứng bất thường nào trừ khi polyp nằm ở các vị trí hẹp gây cản trở hô hấp. Polyp lớn hơn gây hẹp đường hô hấp có thể khiến người bệnh gặp triệu chứng khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi khứu giác.
Polyp mũi lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp
Ngoài ra, polyp mũi còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh dễ bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm xoang mạn hơn. Nhiều trường hợp kích thước polyp quá lớn, chèn ép lên các khu vực khác dẫn đến đau âm ỉ, thậm chí làm biến dạng khuôn mặt.
Một biến chứng khác do polyp mũi gây ra là gây thay đổi cấu trúc mặt dẫn đến song thị, hai mắt xa nhau bất thường. Mặc dù biến chứng này không thường gặp song không nên chủ quan, can thiệp chậm trễ có thể ảnh hưởng xấu đến mắt và thị lực.
Khi có các dấu hiệu sau do polyp mũi, bệnh nhân cần sớm đi khám bác sĩ để xem xét điều trị:
-
Khó thở nghiêm trọng.
-
Mất khứu giác, vị giác nhanh chóng.
-
Gặp vấn đề về thị giác, giảm thị lực nhanh chóng hoặc khó di chuyển mắt.
-
Sưng nặng vùng mũi, quanh mũi hoặc quanh vùng mắt.
-
Đau đầu ngày càng nặng kèm theo sốt cao, khó giữ đầu thẳng hướng về phía trước.
Những dấu hiệu này cho thấy kích thước polyp mũi nhiều, số lượng lớn ảnh hưởng đến khu vực mũi, xoang và thậm chí gây biến dạng các cơ quan này. Bác sĩ sẽ cần chẩn đoán và xem xét phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị polyp mũi còn phụ thuộc vào kích thước, vị trí và ảnh hưởng của polyp
3. Điều trị polyp mũi như thế nào?
Có hai phương pháp điều trị polyp mũi chính là điều trị nội khoa và phẫu thuật.
3.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được chỉ định cho các trường hợp polyp mũi nhỏ, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc ít gây biến chứng. Thuốc điều trị chủ yếu được dùng là Corticosteroids đường uống hoặc tiêm toàn thân. Thuốc có tác dụng nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ, nếu dùng đường uống cần lưu ý tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Bên cạnh đó, polyp mũi thường đi kèm với bệnh dị ứng và nhiễm trùng nên có thể dùng kết hợp thuốc chống dị ứng và thuốc điều trị nhiễm trùng.
Thuốc kháng histamin là thuốc chống dị ứng dùng khi bệnh nhân polyp mũi bị dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên, giúp người bệnh giảm ngạt mũi và các triệu chứng khó chịu. Nếu nhiễm trùng cấp ở mũi xoang sẽ dùng thêm kháng sinh điều trị.
Điều trị bằng nội khoa với polyp mũi kích thước nhỏ
Như vậy, điều trị polyp mũi bằng nội khoa không loại bỏ hoàn toàn polyp, chủ yếu tác dụng làm giảm triệu chứng do polyp mũi gây ra.
3.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị lựa chọn với những bệnh nhân bị polyp mũi lớn, gặp phải tình trạng khó thở, ù tai, giảm hoặc mất khứu giác. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là dù loại bỏ được polyp mũi nhưng bệnh dễ tái phát trở lại.
Phẫu thuật polyp mũi bằng nội soi được chỉ định phổ biến do ít xâm lấn, ít gây đau và tốc độ hồi phục nhanh. Polyp được cắt bỏ sẽ làm thông thoáng khoang mũi xoang, từ đó các triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm.
Sau mổ loại bỏ polyp mũi, để phòng ngừa polyp mũi mọc lại hoặc tăng thể tích lại, người bệnh cần điều trị bằng thuốc kết hợp với theo dõi, thăm khám thường xuyên.
Như vậy, mỗi phương pháp điều trị polyp mũi đều có ưu nhược điểm nhất định, do vậy dựa trên mức độ, kích thước polyp cùng sức khỏe toàn thân của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị ngoại khoa cắt bỏ polyp mũi hoàn toàn
4. Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa polyp mũi
Sự hình thành của polyp mũi thường liên quan đến các bệnh hen suyễn, viêm xoang mũi mạn tính hay dị ứng, do vậy phòng ngừa và điều trị triệt để những bệnh lý này là biện pháp để phòng ngừa polyp mũi. Ngoài ra, các biện pháp sau cũng có tác dụng bảo vệ hệ mũi xoang, phòng ngừa polyp mũi cùng các bệnh lý đường hô hấp khác.
4.1. Tránh xa chất kích thích
Để phòng ngừa dị ứng và viêm xoang, mũi thì tránh xa chất kích thích là phương pháp hiệu quả nhất. Những tác nhân kích thích thường gặp gây polyp mũi bao gồm: Khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa,…
4.2. Giữ vệ sinh mũi tốt
Khoang mũi cũng là nơi cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn tích tụ cùng với virus, vi khuẩn xâm nhập gây viêm mũi, viêm xoang và polyp mũi. Nên dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch rửa mũi, tránh đưa tay bẩn lên vệ sinh, cạy gỉ mũi.
4.3. Giữ độ ẩm môi trường
Không khí quá khô hoặc độ ẩm quá cao là điều kiện để các bệnh viêm đường hô hấp phát triển, đặc biệt là viêm và tắc nghẽn xoang. Đây là điều kiện để hình thành polyp mũi, do vậy hãy đảm bảo môi trường sinh hoạt, làm việc có độ ẩm phù hợp tốt cho hệ hô hấp.
Như vậy, polyp mũi là những khối u mềm lành tính hình thành ở niêm mạc mũi có thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa nếu polyp mũi gây triệu chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đang gặp tình trạng này, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Cần tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc có thể liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!