Tin tức
Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để phòng bệnh cho trẻ
- 18/10/2019 | Thời điểm nên tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu
- 17/10/2019 | Tiêm vắc xin não mô cầu và 4 điều cần biết
- 18/10/2019 | Vài điều về tiêm vắc xin ngừa thủy đậu bạn nên biết
1. Vài thông tin về phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn có tên khoa học là Streptococcus pneumonia. Khi bị vi khuẩn này xâm nhập, cơ thể dễ mắc phải các bệnh liên quan đến viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não,... Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều trẻ em dưới 5 tuổi bị viêm phổi. Các xoang và khoang mũi là những bộ phận dễ bị nhiễm trùng. Khi cơ thể có sức đề kháng kém, vi khuẩn dễ tấn công. Thậm chí còn lây lan khi tiếp xúc với người hắt hơi, ho, hạt nước bọt li ti, dịch mũi,...
Phế cầu khuẩn dễ lây lan khi tiếp xúc với người bệnh đang hắt hơi hoặc ho
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc các loại bệnh do vi khuẩn này gây ra. Theo như thống kê cho thấy có hơn 5% số người tử vong do viêm phổi. Con số này có thể có thể cao hơn rất nhiều và tăng tỷ lệ người mắc bệnh nếu mọi người không tiêm vắc xin ngăn ngừa bệnh.
2. Có những loại vắc xin phế cầu khuẩn nào?
Hiện nay có loại vắc xin phế cầu khuẩn được sử dụng cho các đối tượng khác nhau:
+ Vắc xin PCV 10 hay thường được biết đến là Synflorix
Đây là loại vắc xin ngăn ngừa được 10 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Các bé từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi có thể tiêm loại vắc xin này để phòng bệnh viêm phổi và viêm tai giữa.
Vắc xin Synflorix có thể ngăn ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn gây bệnh cho trẻ
+ Vắc xin PPSV23 hay còn được biết đến với tên thương phẩm là Pneumo23
Vắc xin này có thể ngăn ngừa sự đe dọa của 23 chủng phế cầu khuẩn khác nhau. Tuy nhiên hạn chế là không phòng được bệnh viêm phổi và viêm tai giữa. Trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể tiêm được loại vắc xin này nhưng lưu ý chỉ nên sử dụng 1 mũi duy nhất. Trong trường hợp bị giảm miễn dịch thì có thể tiêm mũi nhắc lại.
Để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho trẻ và ngăn ngừa bệnh, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm đúng lịch trình cho trẻ. Đồng thời có thể tiêm cùng thời gian với các loại vắc xin khác mà lịch trình các mũi nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
3. Lịch tiêm vắc xin phế cầu khuẩn để đạt hiệu quả
Để tiêm vắc xin phế cầu khuẩn đạt hiệu quả thì trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng có thể thực hiện theo lịch sau:
+ Mũi tiêm thứ nhất có thể bắt đầu khi trẻ được 6 tuần tuổi. Sau tối thiểu 1 tháng thì có thể tiêm mũi thứ 2. Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng. Trẻ nên được tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 6 tháng để tăng hiệu quả phòng bệnh của vắc xin. Đối với các trẻ sinh non từ 27 tuần thai trở lên cũng có thể áp dụng lịch này khi trẻ được 6 tuần tuổi. Lịch trình này được khuyến cáo để đem lại hiệu quả tối ưu nhất;
+ Khi trẻ được 6 tuần tuổi thì có thể tiêm mũi thứ nhất. Sau ít nhất 2 tháng có thể tiêm mũi thứ 2. Và sau ít nhất 6 tháng kể từ khi tiêm mũi thứ 2 thì nên tiêm nhắc lại thêm 1 mũi nữa;
+ Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm vắc xin phế cầu khuẩn trước đó thì nên tiêm 2 liều với khoảng cách giữa các mũi là 2 tháng;
+ Đối với trẻ từ 7 tháng đến 11 tháng tuổi mà chưa được tiêm vắc xin phế cầu khuẩn trước đó thì nên tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và nên tiêm nhắc lại khi trẻ được hơn 1 tuổi.
4. Những lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn
Khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ cần lưu ý một số điều sau:
+ Trẻ bị giảm tiểu cầu hay có rối loạn đông máu thì có thể có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp;
+ Trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh hồng cầu hình liềm, HIV, bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch,... thì nên tiêm khi trẻ dưới 2 tuổi;
+ Đối với các trẻ sinh non thì cần theo dõi sau khi tiêm trong khoảng 48 - 72 giờ để tránh trường hợp ngừng thở tiềm tàng hoặc suy hô hấp;
+ Trẻ bị suy giảm miễn dịch hay đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch thì có khả năng giảm mức độ đề kháng với vắc xin phế cầu khuẩn;
+ Trẻ đang có bệnh lý cấp tính hay sốt đột ngột thì không nên tiêm;
+ Nếu trẻ dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ để tránh nguy hiểm khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn;
+ Sau khi tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như: mệt mỏi, chán ăn, sưng đỏ tại chỗ tiêm, tiêu chảy, buồn nôn, nổi ban, tụ máu, chảy máu,... Nếu các biểu hiện này kéo dài hoặc ở mức độ nặng thì cần đưa đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
5. Địa chỉ tiêm vắc xin phế cầu khuẩn uy tín tại Hà Nội
Tại Hà Nội, đã có nhiều cơ sở triển khai chương trình tiêm chủng các loại vắc xin. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả phòng tránh bệnh và được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất thì mọi người nên lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
MEDLATEC có nhiều loại vắc xin đa dạng cho cả trẻ em, người lớn và phụ nữ đang mang thai. Trong đó có tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ để ngăn ngừa viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm tai, viêm màng não,... Tuy nhiên, mọi người nên biết biết rằng vắc xin này có thể ngăn chặn sự xâm nhập của phế cầu khuẩn gây bệnh cho con người nhưng vẫn có các loại vi khuẩn khác dẫn đến tình trạng bệnh. Cha mẹ nên cho con em mình tiêm kết hợp với các loại vắc xin khác để tăng hiệu quả.
Cha mẹ nên lựa chọn MEDLATEC để tiêm vắc xin phế cầu khuẩn cho trẻ
Khi có nhu cầu tiêm vắc xin, khách hàng có thể đặt lịch online và đến trực tiếp cơ sở vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật hay các ngày lễ. Nhân viên y tế của MEDLATEC sẽ nhắc lịch tiêm để mọi người không quên.
Tiêm phòng bệnh là việc nên làm, cần được thực hiện sớm. Và MEDLATEC chính là địa chỉ tin cậy mọi người nên lựa chọn để sử dụng dịch vụ y tế này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!