Tin tức
Tiết lộ cho mẹ bầu các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ
- 09/06/2021 | Các biện pháp chẩn đoán dị tật bẩm sinh cha mẹ cần ghi nhớ
- 31/05/2021 | Sàng lọc dị tật thai nhi ngay tại nhà - Giúp mẹ an tâm cho một thai kỳ khỏe mạnh
- 13/08/2021 | Các xét nghiệm phát hiện dị tật từ sớm mẹ bầu không nên bỏ qua!
1. Thế nào là dị tật thai nhi?
Dị tật thai nhi xảy ra khi em bé gặp các bất thường khi ở trong bụng mẹ, bao gồm những dị tật như ở vùng mặt, vùng đầu, vùng bụng, hệ thần kinh, hệ xương và các chi,... Cụ thể như sau:
-
Hội chứng Down.
-
Sứt môi và hở hàm ếch.
-
Dị tật ống thần kinh thai nhi.
-
Dị tật tim bẩm sinh.
-
Dị tật hệ xương (chân tay bị vẹo, khèo).
-
Dị tật nứt đốt sống.
-
Khuyết tật hậu môn.
2. Các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ
2.1. Khám bệnh trước khi có ý định thụ thai
Do trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc các chứng bệnh như các bệnh về thận (viêm cầu thận, hội chứng thận hư), bệnh lý nội tiết (suy gipas, cường gipas), tiểu đường, béo phì, các bệnh do nhiễm khuẩn hoặc có vấn đề về thần kinh sẽ khiến thai nhi trực tiếp bị ảnh hưởng.
Vì thế phụ nữ trước khi có ý định mang thai cần thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát, trường hợp mắc các bệnh có nguy cơ gây hại cho thai nhi thì có thể thực hiện chữa trị trước khi mang bầu, hoặc thông báo trước với bác sĩ để có thể theo dõi chặt chẽ trong quá trình thai kỳ.
2.2. Xét nghiệm di truyền
Nếu trong gia đình của vợ hoặc chồng có người thân đã từng bị dị tật di truyền thì nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước khi sinh. Điều này sẽ phần nào hỗ trợ chẩn đoán các nguy cơ dị tật và dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra những giải pháp xử trí cho việc chuẩn bị mang thai cũng như sinh con sau này.
Xét nghiệm di truyền có 2 cách:
-
Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ.
-
Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.
Trong đó, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là một kỹ thuật tiên tiến, giúp giải mã các dị tật thai nhi và đem lại những cải thiện đáng kể đối với kết quả sàng lọc trước sinh.
Xét nghiệm di truyền giúp chẩn đoán dị tật thai kỳ
2.3. Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai
Đây là một trong những cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ đang trở thành xu hướng thiết yếu được các gia đình lựa chọn trong những năm gần đây. Tiêm phòng giúp chị em phụ nữ nâng cao khả năng bảo vệ thai nhi trước những dị tật bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ.
Trước khi mang thai, phụ nữ cần tiêm những loại vắc xin sau:
-
Bạch hầu - ho gà.
-
Cúm.
-
Thuỷ đậu.
-
Sởi - Quai bị - Rubella.
Sau thời điểm tiêm vắc xin, cha mẹ nên đợi khoảng 3 - 6 tháng sau mới nên bắt đầu thụ thai.
2.4. Sớm bổ sung acid folic cho mẹ bầu
Phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động bổ sung acid folic vì chất này giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột biến gen dẫn tới dị tật ở bào thai.
Acid folic có trong rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng
Thông thường, những dị tật bắt nguồn từ đột biến gen thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ từ rất sớm, có khi còn ngấm ngầm có trước từ khi người mẹ mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic qua việc uống thuốc và cả từ khẩu phần ăn hàng ngày như hạt hướng dương, súp lơ, quả bơ, đậu cô ve, măng tây, trứng,...
2.5. Mẹ bầu cần nói không với các chất kích thích
Nếu lạm dụng quá nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn và những chất kích thích khác thì người bình thường cũng bị gây hại cho sức khoẻ chứ chưa nói tới đối tượng sử dụng là mẹ bầu đang mang trong mình thêm một sinh linh bé nhỏ. Những đồ ăn thức uống mẹ hấp thu vào cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, do đó mẹ tuyệt đối không nên tiêu thụ những chất này.
Ngoài ra, thai phụ cũng cần tránh xa khói thuốc lá (cả khi hút chủ động và hít thuốc thụ động từ người khác) vì thuốc lá sẽ đầu độc phổi cũng như não bộ của thai nhi.
2.6. Tránh tiếp xúc với các độc tố từ môi trường
Tránh không tiếp cận tới những nơi chứa nhiều hoá chất độc hại, bao gồm cả những chất có tác dụng tẩy rửa trong gia đình cũng là một cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ. Nếu mẹ bầu bắt buộc phải lao động trong những môi trường có nhiều hoá chất độc hại thì cần sử dụng những đồ bảo hộ cơ thể như khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc, kính mắt,...
Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc thường xuyên với các vật nuôi trong nhà như chó hoặc mèo vì những con vật này thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
2.7. Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Đây là phương pháp tích cực và tốt nhất để mẹ bầu có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai cần ăn những loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, không ăn đồ tái, chưa chín kỹ.
Ngoài khẩu phần ăn thường ngày, mẹ bầu cũng cần bổ sung các thuốc chứa vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, B8, DHA, đồng thời duy trì một cân nặng lý tưởng, chế độ sinh hoạt lành mạnh.
2.8. Thực hiện thăm khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ
Việc thăm khám thai định kỳ giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như giai đoạn phát triển của em bé và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh (nếu có). Nhờ vậy bác sĩ sẽ đưa ra những cách xử trí kịp thời nếu thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật.
Thăm khám thai định kỳ là một cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ
Không chỉ có vậy, mẹ bầu cũng cần uống thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về uống làm ảnh hưởng tới thai nhi.
Nhìn chung, mỗi người mẹ đều cần có kiến thức về các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ, từ đó chuẩn bị thật chu đáo cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho quá trình mang thai để giúp con có được một cơ thể khỏe mạnh khi chào đời.
BVĐK MEDLATEC có các dịch vụ thăm khám thai kỳ cho mẹ bầu và áp dụng kỹ thuật hiện đại trong tầm soát dị tật thai nhi. Nếu có bất cứ băn khoăn nào, bạn hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900565656 của bệnh viện để được giải đáp các thắc mắc cũng như đặt lịch khám thai với bác sĩ chuyên khoa nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!