Tin tức
Tiểu đường sơ sinh - các dấu hiệu nhận biết điển hình
- 04/10/2021 | Góc giải đáp: Bệnh tiểu đường sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
- 15/02/2022 | Tiểu đường sơ sinh - Bệnh lý “ba khó” ở trẻ em
- 18/10/2024 | Cách giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở dễ dàng hơn
- 23/10/2024 | Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và những lưu ý cho cha mẹ
- 24/10/2024 | Trẻ sơ sinh bị táo bón: mách mẹ cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
1. Tiểu đường sơ sinh là bệnh gì?
Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng có thể mắc phải bệnh tiểu đường. Tiểu đường sơ sinh có tỷ lệ hiếm gặp, chia thành 3 loại gồm: tiểu đường sơ sinh thoáng qua, tiểu đường sơ sinh kéo dài, tiểu đường sơ sinh kết hợp hội chứng. Đây là bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra trước khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc có thể đến 12 tháng tuổi, Bệnh có thể gặp phải khi trẻ sinh non, bị nhiễm trùng hoặc trẻ có sử dụng thuốc.
Tiểu đường sơ sinh là bệnh lý có tỷ lệ hiếm gặp
Trường hợp trẻ có tuổi đời dưới 6 tháng bị bệnh sẽ được xếp vào nhóm tiểu đường đơn gen (hay tiểu đường chẩn đoán trước 6 tháng tuổi) thay vì thuộc tiểu đường type 1.
Đối với bệnh tiểu đường sơ sinh, việc điều trị khá khó khăn và phức tạp khi vừa phải kiểm soát lượng đường trong máu vừa đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị tiểu đường, các triệu chứng thường âm thầm, không đặc trưng. Do vậy, làm phát hiện bệnh muộn, dẫn đến việc điều trị bệnh cũng khó khăn hơn, thậm chí có thể gây tử vong.
Về nguyên nhân của bệnh, có thể là do di truyền từ bố mẹ, do đột biến gen hoặc do mất cân bằng hormone liên quan tới đường huyết gây ra.
2. Các biểu hiện của bệnh
Tiểu đường sơ sinh là bệnh khó phát hiện, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Trẻ bị bệnh khi mới được sinh ra đời sẽ gần như không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào bất thường so với những bé khỏe mạnh bình thường. Hầu hết các trường hợp thường chỉ được đưa đi khám khi đã xuất hiện tình trạng khó thở, hôn mê, bị mất nước nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kể từ lúc mới chào đời tới 6 tháng tuổi, trẻ bị bệnh có thể xuất hiện của các biểu hiện như:
- Trẻ dễ khát nước, bú nhiều và đi tiểu nhiều:
Khi hàm lượng glucose trong máu của trẻ sơ sinh mắc tiểu đường tăng cao, nước trong tế bào sẽ vào máu để cân bằng lại, khiến tế bào bị mất nước. Do vậy, trẻ dễ bị khát và để bù lại lượng nước đã mất, trẻ phải bú nhiều, uống nhiều nước. Tình trạng này cũng khiến cho thận của trẻ phải làm việc quá sức để lọc và hấp thụ lượng đường dư thừa trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến việc trẻ đi tiểu nhiều lần.
Trẻ sơ sinh bị tiểu đường có biểu hiện dễ khát nước, bú nhiều, đi tiểu nhiều
- Không tăng cân:
Ở trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh, cơ thể phải dùng protein và mô mỡ tạo ra năng lượng để duy trì sự sống bởi glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng cho tế bào trong cơ thể hoạt động. Do đó, cân nặng của trẻ không tăng hoặc có tình trạng sụt cân bất thường mặc dù đã được cho bú sữa đầy đủ.
- Trẻ hay đói:
Khi bị tiểu đường sơ sinh, trẻ hay có cảm giác bị đói, ngay cả khi vừa được cho ăn no. Điều này là do bệnh khiến tế bào trong cơ thể của trẻ bị thiếu glucose để tổng hợp năng lượng cần thiết. Việc thiếu năng lượng hoạt động cũng làm cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ.
- Trẻ hay cáu gắt, khó chịu, quấy khóc:
Mắc bệnh tiểu đường cũng có thể khiến trẻ sơ sinh hay bị cáu gắt, khó chịu, dễ bị kích động và quấy khóc nhiều. Đây cũng là những dấu hiệu bố mẹ không nên bỏ qua.
Hay khó chịu, quấy khóc là một biểu hiện có thể gặp ở trẻ sơ sinh bị tiểu đường
- Trẻ ngủ nhiều hơn so với bình thường:
Đây cũng có thể là một triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh. Cụ thể, đó là khi trẻ ngủ nhiều hơn từ 3 đến 4 tiếng so với bình thường.
3. Lời khuyên dành cho bố mẹ
Với một bệnh lý nguy hiểm, diễn ra âm thầm, khó nhận biết như bệnh tiểu đường sơ sinh, bố mẹ nên trang bị cho bản thân các kiến thức liên quan đến bệnh để chủ động nhận biết. Đồng thời, không nên phớt lờ, lơ là, chủ quan trước các dấu hiệu nghi ngờ mà trẻ đang gặp phải để sớm phát hiện bệnh.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Điều các bậc phụ huynh đừng quên thực hiện là thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Thông qua các chỉ số xét nghiệm, nhất là xét nghiệm chỉ số đường huyết của trẻ sơ sinh khi con đi thăm khám sẽ có thể giúp phát hiện bệnh, và kịp thời điều trị kể cả khi trẻ chưa có sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường, giảm thiểu nguy cơ trẻ gặp phải biến chứng nặng của bệnh.
Đi kèm với đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, hợp lý cho trẻ sơ sinh cũng là một điều cần thiết. Trong đó, cần cung cấp cho trẻ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sự phát triển của cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Ngoài ra, bố mẹ hãy đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc, giữ cho trẻ được sạch sẽ và cảm thấy thoải mái.
Hy vọng các thông tin trong bài viết được chia sẻ trên đây đã phần nào đó giúp bạn đọc trang bị một số kiến thức tổng quan hữu ích có liên quan đến bệnh tiểu đường sơ sinh. Nếu con đang có các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh, bố mẹ không nên có tâm lý chủ quan. Thay vào đó, hãy sớm đưa con đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để trẻ được chẩn đoán bệnh chính xác ngay từ sớm, thực hiện điều trị kịp thời, giúp giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nặng.
Để được tư vấn chi tiết những thắc mắc liên quan và đặt lịch khám sớm cho trẻ với các bác sĩ tại chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC, bố mẹ có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng của bệnh viện theo số 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!